Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Ứng phó vẹo cột sống ra sao?

Khi trẻ bị vẹo cột sống, lúc đầu cơ thể thường tự bù trừ (giúp giữ thăng bằng, không có dấu hiệu, khác biệt) và vì thế cha mẹ thường ít để ý, không phát hiện ra. Nếu không điều trị thì bệnh sẽ ngày càng tiến triển, độ vẹo sẽ ngày càng rõ rệt và khi trưởng thành người bệnh sẽ bị thấp đi trung bình khoảng 5-6cm. Nếu vẹo cột sống nặng hơn hoặc để lâu dài, lồng ngực sẽ bị biến dạng, gây xẹp phổi khiến bệnh nhân khó thở, ảnh hưởng đến hệ tim mạch và có thể gây đau đớn do chèn ép dây thần kinh. Mặt khác, vẹo cột sống ảnh hưởng rõ nhất đến thẩm mỹ, bề ngoài của người bệnh, khiến họ mất tự tin và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Ứng phó vẹo cột sống ra sao?
Tùy theo mức độ cong vẹo nặng hay nhẹ mà có các biện pháp điều trị khác nhau. Nếu góc vẹo nhỏ, dưới 40 độ, bệnh nhân có thể chỉ cần theo dõi định kỳ, tập vật lý trị liệu hoặc được điều trị bằng áo chỉnh hình cột sống. Nhưng khi góc vẹo lớn hơn 40 độ thì bệnh nhân cần được phẫu thuật.

Cán bộ y tế trường học, cha mẹ học sinh có thể khám sàng lọc cho học sinh và con em mình bằng những kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện. Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám chẩn đoán xác định và được tư vấn về các biện pháp dự phòng và điều trị kịp thời.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons