Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Trẻ ngủ ngáy có thể đang mắc bệnh?

Ngáy được gây ra bởi sự tắc nghẽn hoặc chật hẹp trong quá trình lưu thông không khí khi bé ngủ. Những vấn đề thuộc thể chất có mối liên quan đến hiện tượng ngủ ngáy gồm:
Ngủ ngáy do cảm lạnh: Bạn phát hiện ra tiếng ngáy ngủ lần đầu khi bé bị cảm lạnh, kèm theo dấu hiệu chảy nước mũi. Nó cũng phản ánh sự bất ổn trong cơ thể con người ở nhiều độ tuổi khác nhau (đặc biệt là những người chưa bao giờ ngủ ngáy).
Ngủ ngáy do viêm amidan: Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bé bị thiếu ôxy, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ (do não thiếu ôxy). Do phải há miệng để thở nên bé có dấu hiệu như da xanh, môi trề ra bên ngoài, chóp mũi nhỏ…
Ngủ ngáy có liên quan đến sự ngưng thở: Nếu bạn thấy bé đột nhiên ngừng thở trong vài giây thì có thể bé mắc phải chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Tuy nhiên, không phải bé nào bị ngủ ngáy cũng mắc phải chứng ngưng thở.
 - 1
Bé thừa cân dễ bị ngáy khi ngủ hơn nhóm bé có trọng lượng trung bình. (Ảnh minh họa)
Các nguyên nhân khác khiến bé bị ngủ ngáy là do bé bị ngạt mũi, bé bị dị ứng, bé ngủ với tư thế gây chèn ép lên vùng cổ họng. Bé thừa cân dễ bị ngáy khi ngủ hơn nhóm bé có trọng lượng trung bình. Ngủ ngáy nhiều có thể làm rối loạn hành vi của bé, bé khó tập trung vui chơi hoặc bé sẽ chuyển sang ngủ ngày nhiều hơn.


Vì sao ngày càng nhiều trẻ dậy thì sớm



ĐỘ TUỔI CÓ KINH Ở TRẺ GÁI NGÀY CÀNG SỚM, TRUNG BÌNH CỨ 2 THẾ HỆ GIẢM ĐI MỘT TUỔI.

1383709399-tre-day-thi-som-nen-7501-7512
Ảnh minh họa: Health.
Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý thì thói quen ăn thức ăn nhanh và lối sống ít vận động, xem tivi nhiều, chế độ dinh dưỡng dư thừa…đã góp phần khiến trẻ dậy thì sớm.
Theo ThS.BS Hoàng Thị Diễm Thúy, Trưởng khoa Thận - Nội tiết, BV Nhi Đồng 2, dấu hiệu nhận biết bé gái dậy thì sớm là vú to ở các em dưới 8 tuổi (đang học lớp 2) hoặc có kinh dưới 9 tuổi rưỡi (hết lớp 3).
Bác sĩ cho biết, độ tuổi có kinh ở trẻ gái ngày càng sớm, trung bìnhcứ 2 thế hệ giảm đi một tuổi. Hơn 90% trường hợp dậy thì sớm không có nguyên nhân. Còn lại các trường hợp khác là do có những bất thường vùng dưới đồi, tuyến yên (não), u bướu buồng trứng…
Ngoài ra, thói quen ăn thức ăn nhanh, lối sống ít vận động, xem tivi nhiều, chế độ dinh dưỡng dư thừa cũng góp phần khiến nhiều trẻ dậy thì sớm.
Theo ghi nhận, hơn 50% trường hợp dậy thì sớm ở trẻ trai là do tổn thương thần kinh trung ương, khối u ở não hoặc tổn thương thần kinh mắc phải do viêm nhiễm, phẫu thuật, chấn thương, xạ trị.
Dậy thì sớm khiến trẻ thấp lùn, các em cũng đối diện với nguy cơ bị lạm dụng tình dục, lão hóa sớm. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần chữa trị. 
Các bác sĩ khuyến cáo chỉ điều trị can thiệp trên những trẻ bị dậy thì sớm "thật" tức là dậy thì sớm trung ương tiến triển. Để chẩn đoán đúng bệnh, đúng nguyên nhân,cần phải thăm khám, đo tuổi xương, xét nghiệm máu, siêu âm tử cung, theo dõi, kiểm tra GnRH.
Có thể điều trị dậy thì sớm bằng cách tiêm thuốc Diphereline mỗi tháng đến khi trẻ 12 tuổi, bé sẽ ngưng dậy thì và tiếp tục cao lên. 
Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ là gây đau tại vị trí tiêm, dị ứng, trẻ có kinh sau lần tiêm đầu tiên. Với những bệnh nhi bị khối u, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Một số trường hợp khác có thể phải bổ sung canxi.
Để phòng bệnh này, BS Diễm Thúy khuyên phụ huynh nên giảm cho trẻ ăn thức ăn công nghiệp, không lạm dụng hóa chất như thuốc, men tiêu hóa, mỹ phẩm, tăng cường lối lành mạnh, hòa mình với thiên nhiên, vận động nhiều. 
Cha mẹ cũng cần gần gũi, quan tâm con nhiều hơn để sớm nhận ra những thay đổi cơ thể và tâm sinh lý của bé.


Đối diện chết chóc - Ám ảnh tâm lý nguy hiểm ở trẻ...



NHIỀU NGƯỜI VẪN CHO RẰNG TRẺ NHỎ CHƯA CÓ KHÁI NIỆM VỀ CÁI CHẾT, SỰ RA ĐI CỦA NGƯỜI THÂN NÊN THƯỜNG CHỦ QUAN, KHÔNG THEO SÁT DIỄN BIẾN TÂM LÝ CỦA CON VÀ DẪN ĐẾN HẬU QUẢ KHÓ LƯỜNG.

Trẻ sốc là chuyện bình thường
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng - chủ nhiệm bộ môn Tâm lý lâm sàng, PGĐ Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho biết kể cả người lớn, đều có thể bị sốc khi mất đi người thân, càng sốc hơn khi cái chết diễn ra bất ngờ, đột ngột.
Ở độ tuổi quá nhỏ, trẻ chưa nhận thức về cái chết, chúng sẽ trở nên vô tình với sự mất mát này. Khi trẻ bắt đầu có nhận thức về cái chết, chúng sẽ hiểu chết là ra đi vĩnh viễn, nhất là khi người giống mình, bạn bè cùng trang lứa như mình đột ngột ra đi, từ đó khởi phát tâm lý hoang mang, lo sợ.
Đây là phản ứng rất bình thường của con người trước những điều mình không thể kiểm soát, chỉ khác nhau ở mức độ nặng - nhẹ và khả năng ứng phó giữa người lớn và trẻ con.
“Khi một người bên cạnh đột ngột ra đi, trẻ sẽ có những tâm trạng như sốc, hay hoang mang, lo lắng, đau khổ. Dù đó là những trạng thái tâm lý không tích cực nhưng lại là bình thường khi đối diện với sự chia ly, nếu trẻ không có phản ứng này thì mới không bình thường và đáng lo ngại”, PGS.TS Hằng nhận định.
Ám ảnh không nên xem thường
Cũng theo bà Hằng, nhiều bố mẹ chỉ chú trọng đến sức khỏe của con, bỏ qua các vấn đề tâm lý. Thực tế, những đứa trẻ nhạy cảm, ám ảnh rất lâu về cái chết nhất là sự ra đi của một người rất thân thiết hoặc khi tận mắt chứng kiến sự việc.
Những trường hợp này thường xuất hiện nhiều kiểu ám ảnh như về ý nghĩ (lo lắng, sợ chết sau khi chứng kiến sự ra đi của ai đó), hình ảnh (sợ màu đỏ vì từng nhìn thấy máu, sợ bệnh viện), âm thanh (kiểu như sợ tiếng còi xe cứu thương, sợ tiếng phanh xe, tiếng kèn đưa tang), mùi.
Theo PGS Hằng, với tâm hồn non nớt của trẻ con, những thứ ám ảnh này ban đầu sẽ khiến trẻ hoảng sợ, gặp ác mộng, nhưng về lâu dài, trạng thái tâm lý này sẽ theo suốt cả cuộc đời của trẻ và để lại nhiều di chứng. Đây là vấn đề tuyệt đối không thể xem thường.
“Nếu sự hoảng sợ và ám ảnh chỉ diễn ra một vài ngày sau khi bé chứng kiến cái chết thì không đáng lo ngại bởi bố mẹ chỉ cần khéo léo một chút, hoàn toàn có thể cởi nút thắt cho con. Thế nhưng, nếu sau một tuần, trẻ vẫn chưa ổn định về tâm lý, nhất định bố mẹ phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
Trẻ càng gặp nhà tâm lý càng sớm càng có lợi, tốt nhất trong vòng 6 tiếng đầu khi gặp sự cố. Đây là khoảng thời gian trí nhớ chưa kịp lưu lại những hình ảnh đáng sợ, có tính ám ảnh đối với trẻ”, PGS.TS Hằng khẳng định.
Không bắt trẻ né tránh sự chia ly
Khi trẻ đang bị sốc vì sự ra đi đột ngột của người bên cạnh, sự khéo léo và tinh tế của người thân rất quan trọng. Theo PGS.TS Hằng, việc chọn thời điểm thông báo về sự ra đi của ai đó là điều người lớn cần phải cân nhắc.
Nếu gia đình chưa kịp chuẩn bị tâm lý cho trẻ, người thân nên ở cùng và trò chuyện để xem trẻ đang nhận thức như thế nào, tâm trạng ra sao. Nếu trẻ bị ám ảnh, chúng ta cần phải điều chỉnh ngay lập tức.
“Người lớn tuyệt đối không được né tránh sự việc khi đối diện với trẻ. Chẳng hạn khi một người bạn học của con mất, sai lầm của nhiều bố mẹ là hay lảng tránh việc nhắc đến người bạn đó với con. Điều này càng khiến những tâm lý tiêu cực lớn dần trong trẻ, đến mức trẻ không thể giải tỏa cùng ai và trở thành một điều đáng lo ngại”, PGS.TS Hằng khuyến cáo.
Trong trường hợp trẻ bị ám ảnh về hình ảnh, âm thanh, bố mẹ cần phải tinh ý, trước mắt giúp con tránh xa, dần dần lấy lại sự bình tĩnh và vượt qua những rào cản tâm lý.
Đặc biệt, gia đình phải trò chuyện thường xuyên với con để giúp trẻ giảm bớt gánh nặng trong lòng, tuyệt đối không để những trầm uất lớn dần trong tâm lý. Điều đó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.


Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Sơ cứu khi trẻ bị động vật tấn công



Nếu bạn không biết rõ động vật nào cắn, quan sát xung quanh cẩn thận để tránh mối nguy hiểm đối với bạn. Giúp trẻ bình tĩnh bằng cách an ủi và giải thích rằng bạn sẽ sơ cứu ngay. Điều này sẽ giúp cho trẻ tránh sợ hãi và phòng trẻ bị choáng. Rửa vết cắn bằng nhiều nước và xà phòng. Nhớ bảo vệ bạn và người khác khi tiếp xúc với máu chảy ra từ vết cắn. Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu vết thương. Phủ lên vết thương một miếng vải sạch hoặc gạc vô trùng và băng lại. Lập tức báo với người thân của trẻ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Vết thương do chó cắn
Nhanh chóng làm các động tác sơ cứu như vết thương do động vật cắn. Nếu vết thương do chó cắn bị rách da, sơ cứu và chuyển trẻ tới cơ sở y tế gần nhất, nơi có vắc xin tiêm phòng uốn ván. Tìm xem con chó có bị ốm (bệnh) hoặc có những biểu hiện lạ không. Nếu con chó yếu và sùi bọt mép có thể là chó dại. Người bị chó dại cắn thường dẫn đến cái chết nếu không được tiêm phòng kịp thời. Cần nhốt chó và theo dõi trong 15 ngày để xem con chó có bị lên cơn dại hay không và để tránh chó có thể cắn thêm người khác hoặc các gia súc khác. Nếu phát hiện chó dại phải diệt ngay. Chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nơi có vắc-xin tiêm phòng bệnh dại nếu con chó cắn trẻ có triệu chứng dại hoặc bị lên cơn dại.
Sơ cứu khi trẻ bị động vật tấn công
Với trường hợp bị trâu bò húc

Trâu bò húc có thể gây rách da, chảy máu, thủng bụng gây tổn thương phủ tạng, gây mù mắt, có trường hợp bị quật ngã dẫn tới chết người. Sơ cứu trong trường hợp bị trâu bò húc phải đảm bảo các nguyên tắc cầm máu, bất động và nếu nặng phải chuyển ngay tới cơ sở y tế giống như trong trường hợp bị tai nạn giao thông.


Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Mẹo chữa nấc cụt hiệu quả cho bé

1. Thay đổi tư thế bú
Theo Wiki How, nuốt quá nhiều không khí trong khi bú, uống bình có thể là nguyên nhân gây nấc cụt cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn cần phải thay đổi tư thế bú của bé để hạn chế lượng không khí vào miệng và dạ dày.
Ngoài ra, nếu bé bị nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày, hãy cho bé bú với tư thế ngồi thẳng đứng (góc 30 - 45 độ). Điều đó giúp không khí không hoạt động được trong dạ dày và gây khó chịu cho bé.
2. Cho bé ăn đường
Mẹ có thể đặt một chút đường vào núm vú giả hoặc ngón tay của bạn và cho bé ngậm trong khoảng vài phút. Vị ngọt của đường ngăn chặn các dây thần kinh co thắt và có thể làm hết nấc.
3. Massage lưng
Cách đơn giản nhất chữa nấc là massage nhẹ trên lưng bé. Đặt trẻ nằm trên bụng, xoa hoặc vỗ nhẹ khắp lưng và vai cho tới khi bé ợ hơi và hết nấc.
4. Trường hợp đặc biệt
Bạn cần kiểm tra xem em bé có triệu chứng gì khác như đau bụng, nôn trớ thường xuyên. Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, nấc có thể là do trào ngược từ dạ dày vào thực quản. Bạn nên đưa con tới bác sĩ để điều trị và can thiệp sớm.
5. Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ
- Theo Livestrong, bạn không nên cho trẻ bú khi đang khóc vì bé có thể hút phải khí trong khi khóc.
- Tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây ra nấc cho bé. Các bà mẹ có thể bỏ sữa và các sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn hàng ngày nếu con bạn bị nấc thường xuyên.
- Giữ ấm cho trẻ vì sự thay đổi nhiệt đột ngột khiến trẻ lạnh, dễ gây nấc.



Vì sao trẻ tự kỷ thích chơi một mình?

“Tự kỷ” tiếng anh “autism” có nghĩa là “xa cách”. Trẻ tự kỷ không chỉ tự tổ chức và vận hành các hoạt động tâm trí của mình, mà trẻ còn vận hành chúng một cách khác biệt làm cho những người thân của trẻ, cho dù đã cố gắng tìm lý lẽ biện minh cho những hành vi của con, vẫn cảm thấy con mình thực sự “nó khác với những trẻ khác”. Liệu trẻ có vấn đề tâm lý khó khăn nào không? Tại sao trẻ tự kỷ lại thích chơi một mình?
Sự bất thường về cảm quan và hoạt động của trẻ tự kỷ
Với trẻ tự kỷ, do sự kém nhạy cảm của các giác quan nên dù một tác động nhỏ cũng có thể gây ra những kích thích quá ngưỡng (ví dụ trẻ sẽ nhảy liên tục, đu đưa thân người, leo trèo, chạy đi chạy lại,…).
Ngược lại, khi trẻ tự kỷ có giác quan nhạy cảm quá mức thì tác động dù lớn cũng không đủ đạt đến ngưỡng kích thích của trẻ (ví dụ một số trẻ tự kỷ không dám bước lên cầu thang máy, sợ xích đu, sợ cầu trượt,…).
khi trẻ tự kỷ có giác quan nhạy cảm quá mức thì tác động dù lớn cũng không đủ đạt đến ngưỡng kích thích của trẻ Khi trẻ tự kỷ có giác quan nhạy cảm quá mức thì tác động dù lớn cũng không đủ đạt đến ngưỡng kích thích của trẻ
Do bởi những bất thường về mặt cảm quan này, trẻ thường có khó khăn trong kế hoạch vận động. Trẻ thường vụng về và lóng ngóng khi chơi đồ chơi. Không thể chơi đồ chơi một cách thích hợp, trẻ có khuynh hướng chơi mãi một thứ đồ chơi mà mình có thể thao tác thành công nhất.
Khi mà thính giác của trẻ tự kỷ kém nhạy cảm, trẻ sẽ không thể nghe người khác nói. Khi đó trẻ sẽ có khuynh hướng thích nghe nhạc hay những hoạt động có tiếng ồn lớn thay vì chơi với ai. Ngược lại, các hoạt động dưới ngưỡng do bởi sự nhạy cảm thái quá về thính giác có thể làm trẻ bịt tai chỉ vì nghe tiếng mưa rơi, hoảng hốt khi nghe tiếng máy hút bụi,…
Sự kém nhạy cảm về thị giác khiến cho trẻ tự kỷ có kiểu chơi định xếp thành hàng rồi ngắm chúng từ những góc cạnh bất thường. Có khi, trẻ dành hàng giờ chỉ để chăm chút ngắm xếp ngay hàng thẳng lối hoặc xăm soi một cọng cỏ nhỏ, mặc cho bạn bè cùng lứa đang nô đùa xung quanh mình. Ngược lại, với những trẻ tự kỷ có sự nhạy cảm quá mức về thị giác, trẻ sẽ thích chơi nơi bóng tối hơn là chạy nhảy ngoài sân nắng.
Người tự kỷ là người hay bận rộn cho việc tìm lại cảm giác của chính mình do bởi họ thường xuyên bị gián đoạn bởi những cảm giác và cảm nhận quanh mình.
Trẻ tự kỷ có những qui luật bất biến do chính trẻ đặt ra
Do đặc tính cơ bản của trẻ tự kỷ là không thích sự thay đổi. Các sinh hoạt cuộc sống của trẻ và gia đình càng ổn định càng đem đến cho trẻ cảm giác an toàn. Trong cuộc chơi cũng vậy, trẻ tự kỷ sẽ tự thiết lập một qui luật chơi cho riêng mình, và trẻ cũng đòi hỏi người cùng chơi với trẻ tuân thủ theo đúng qui luật do chính mình đặt ra.
Nghe và theo qui luật chơi của người khác là điều trẻ tự kỷ không thể làm được. Đa số trẻ tự kỷ trong một nhóm bạn thường là đối tượng gây hấn (hoặc là nạn nhân bị gây hấn), cho nên trẻ tự kỷ thường chọn cách chơi cô lập.
Trẻ tự kỷ chỉ thực hiện được kiển chơi rập khuôn và mang tính lặp đi lặp lại
Qui luật của việc chơi một cách sáng tạo, chơi biểu tượng hay chơi tương tác qua lại,… đối với các trẻ nhỏ là điều bình thường, nhưng đối với trẻ tự kỷ là điều không thể.
Hạn chế về khả năng suy nghĩ tưởng tượng và các rối loạn về bắt chước người khác không cho phép trẻ hòa hợp chơi cùng bạn cùng trang lứa. “Trên thực tế, trẻ tự kỷ có khả năng bắt chước nhưng không phải bao giờ trẻ cũng làm đúng như mẫu, đúng thời điểm và cùng nhịp độ với mẫu".
Những khó khăn trong việc đọc được cảm xúc của người khác và nhận diện được chính mình
Tự kỷ trẻ em được coi là một chứng “rối loạn phát triển liên cá nhân do bởi trẻ không thể chia sẽ cảm xúc của người khác, và điều này xuất hiện từ khi trẻ còn rất nhỏ”.
Thevarthen  giả thuyết rằng “Ở trẻ tự kỷ có sự lẫn lộn giữa trải nghiệm về người khác và trải nghiệm về chính mình. Do đó hành vi của trẻ tự kỷ có thể làm mất phương hướng của người đối diện (bạn, người thân…), và họ sẽ có thể phát triển một hành vi làm biến dạng các hành vi động cơ thực sự của trẻ”.
Điều này có thể gây trở ngại cho trẻ tự kỷ trong việc “thể hiện bản thân” với người khác. Trong một nhóm chơi, trẻ tự kỷ thường có khuynh hướng trở thành người thừa của nhóm.


7 lý do khiến trẻ khóc quấy

Theo các bác sĩ, trẻ khóc nhiều nhất trong giai đoạn từ 0 - 2 tuổi, ở độ tuổi này, khó khăn lớn nhất là trẻ chưa thể nói cho người lớn biết chúng khóc vì điều gì. Chính vì thế, phụ huynh cần trang bị kiến thức để xác định nguyên nhân khiến trẻ khóc. 

DSC03200-JPG-3158-1436407965.jpg
Phải xác định được trẻ khóc vì nguyên nhân gì thì mới có thể dỗ trẻ hiệu quả. Ảnh minh họa: Thiên Chương
- Đói là nguyên nhân đầu tiên. Trẻ quấy khóc, làm huyên náo, ầm ĩ, thường tìm vú mẹ khi mẹ bồng, chính vì vậy, khi trẻ khóc, điều đầu tiên xem trẻ có đói không Thức ăn không làm trẻ ngưng khóc ngay do đó để cho trẻ ăn đến no, khi đó trẻ sẽ hết khóc.
- Tã ướt hoặc bẩn cũng là nguyên nhân khiến trẻ khóc quấy. Một số trẻ sẽ khóc khi tã bẩn, ướt làm lạnh, kích thích gây khó chịu cho trẻ. Do đó, cần chú ý thay tã cho trẻ vì trẻ thích ấm và thoải mái.
- Quá lạnh hoặc quá nóng cũng được xem là lý do khiến trẻ khó chịu. Thông thường trẻ thích được ủ ấm như là quy luật lúc nằm trong bụng mẹ. Khi trẻ cảm thấy lạnh, trẻ sẽ khóc và ngưng khóc khi được thay tã và ủ ấm. 
Đôi khi quấn nhiều đồ cho trẻ, gây nóng quá, trẻ cũng khóc. Chính vì vậy, tùy theo điều kiện thời tiết, bạn sẽ mặc đồ và quấn ấm cho trẻ thích hợp.
- Khóc cũng có thể do trẻ đang muốn được bế bồng. Với trẻ nhỏ, các bé rất thích được nâng niu, nhìn mặt bố mẹ, lắng nghe giọng nói, nhịp tim của mẹ, thậm chí thích mùi của mẹ, đặc biệt mùi sữa mẹ. Sau khi được cho ăn và ợ hơi, trẻ thường thích được bồng. Điều này chỉ xảy ra trong vài tháng đầu của cuộc sống trẻ nên sự cưng chiều sẽ không làm trẻ hư.
- Trẻ khóc lâu hơn bình thường sau khi đi nghỉ mát với nhiều thành viên trong gia đình. Trẻ cũng có những khoảng thời gian khóc không rõ lý do. Có lẽ trẻ đã nhận nhiều kích thích như ánh sáng, tiếng ồn, nhiều người bồng bế và trở nên quá tải với nhiều hoạt động. Muốn bé nín khóc, người lớn có thể giữ yên bé và để dưới quạt thoáng hoặc cho bé ngủ.
- Bệnh là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ khóc quấy. Bố mẹ cần kiểm tra thân nhiệt để biết bé có dấu hiệu sốt hay không. Cần phân biệt tiếng khóc bình thường với kiểu khóc thét đau bụng, đau đầu, hoặc cơn khóc dạ đề (khóc đêm) do hạ canxi máu.
- Trẻ cũng có thể khóc do côn trùng cắn (kiến, bọ chét), khóc do đang bị chạm phải những vật thể sắc nhọn, chạm phải những vật dụng có nhiệt độ cao... Ngoài ra, bé cũng có thể khóc khi chuẩn bị mọc răng.
Cuối cùng, khi tìm mọi cách dỗ dành mà bé vẫn không nín hoặc bé khóc kéo dài có kèm sốt thì nên đưa đến bác sĩ để được thăm khám.

Bệnh Rubella và dị tật ở trẻ sơ sinh

Người mắc bệnh Rubella thường ho hoặc hắt hơi, siêu vi từ đường hô hấp của người bệnh có thể lây truyền sang người khác. Bệnh thường gặp vào những tháng mùa Hè và ở những nơi đông người như trường học, bệnh viện, nhà trọ, khu công nghiệp.
Triệu chứng bệnh nhẹ nhàng, ít ai chú ý
Biểu hiện bệnh là sốt nhẹ vài ngày, phát ban ngoài da trong vòng 2 - 3 ngày, nổi hạch cổ và sau tai, đau khớp. Bệnh xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nếu chưa có miễn dịch bảo vệ.
Triệu chứng của bệnh nhẹ nhàng, tự giới hạn và hiếm khi có biến chứng. Do đó, người bệnh thường không biết mình đã mắc bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch bảo vệ lâu dài, hiếm có trường hợp nào mắc bệnh lần thứ hai.
Nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ nếu mẹ bị bệnh khi mang thai
Phụ nữ mang thai nếu bị Rubella thì thai nhi sẽ dễ bị dị tật bẩm sinh. Siêu vi Rubella trong máu của người mẹ có thể truyền sang thai nhi qua đường nhau thai, gây nên tình trạng nhiễm Rubella kéo dài ở thai nhi, và từ đó có thể gây sẩy thai, sinh non hay dị tật bẩm sinh.
Nguy cơ dị tật bẩm sinh càng nhiều nếu mẹ nhiễm Rubella lúc tuổi thai càng nhỏ, tỷ lệ dị tật thai nhi có thể lên đến 65 - 85% khi mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Những dị tật ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là điếc, bệnh tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể, viêm não, chậm phát triển tâm thần, động kinh, bất thường về xương...

Biện pháp phòng bệnh
Vấn đề phòng bệnh rất quan trọng. Biện pháp chính là tiêm ngừa vắc-xin. Vắc-xin Rubella thường được kết hợp với các loại vắc-xin ngừa những bệnh khác, phổ biến nhất là vắc- xin MMR (Measles - Mumps - Rubella), để phòng ngừa 3 loại bệnh là sởi, quai bị và Rubella. Vắc-xin phòng bệnh Rubella có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ và đạt hiệu quả trong khoảng 95% người được tiêm ngừa.
Để phòng ngừa bệnh Rubella chỉ cần tiêm 1 mũi vắc-xin MMR, vắc-xin này sẽ giúp bảo vệ lâu dài. Vì nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi khi mẹ nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai, nên cần tiêm ngừa vắc-xin sớm cho tất cả phụ nữ trước khi họ có kế hoạch lập gia đình và mang thai.
Cần lưu ý không được tiêm vắc-xin cho phụ nữ đang mang thai và những người dự định có thai trong vòng 1 tháng sau đó.
Ở các nước phát triển, từ những năm 1970 đến nay, tất cả trẻ em đều được tiêm vắc-xin MMR sớm, khi trẻ được 12 - 15 tháng. Hiệu quả mang lại là bệnh Rubella và dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh do Rubella đã giảm xuống mức rất thấp tại các quốc gia này.
Tại Việt Nam, năm 2015 có chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí vắc-xin phối hợp 2 bệnh sởi và Rubella cho trẻ: tiêm mũi sởi đơn khi trẻ được 9 tháng tuổi, sau đó tiêm mũi phối hợp sởi và Rubella khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Ngoài ra, trong năm 2014 - 2015, ngành y tế cũng triển khai chiến dịch tiêm ngừa miễn phí 1 mũi vắc-xin sởi và Rubella cho tất cả các trẻ từ 1 - 14 tuổi ở trường học hoặc trạm y tế xã, phường. Chắc chắn những chương trình này sẽ mang lại hiệu quả tốt trong tương lai.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bé gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa được tiêm ngừa vắc-xin. Những trường hợp này nên đến bệnh viện khám để được bác sĩ tư vấn về vấn đề chích ngừa Rubella.
Bác sĩ có thể chỉ định tiêm vắc-xin cho bạn ngay hoặc có thể kiểm tra kháng thể Rubella IgG để xem bạn có miễn dịch bảo vệ với bệnh chưa (miễn dịch bảo vệ tự nhiên có được sau khi nhiễm bệnh trong quá khứ).
Nếu kết quả Rubella IgG > 10 IU/L, bạn đã có miễn dịch bảo vệ nên không cần chích ngừa nữa. Khi kết quả < 10 IU/L, bạn cần chích ngừa 1 mũi vắc-xin MMR.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons