Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Trẻ nháy mắt liên tục có phải bệnh?

Theo các nghiên cứu, trung bình một giờ người bình thường nháy mắt tự nhiên khoảng 1500 lần. Nếu số lần nháy mắt nhiều hơn thì đúng là bất bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nháy mắt như bệnh mắt hột, dị ứng, thiếu vitamin A, thị lực kém, khả năng tập trung kém, có những bất thường về hệ thần kinh, tim mạch, tai mũi họng. 
Tật nháy mắt nên điều trị càng sớm càng tốt. Vì nếu để tiến triển lâu và nặng có thể gây nhăn cả mặt, có khi cả miệng nữa. Nháy mắt tuy không nguy hại đến sức khoẻ nhưng sẽ gây khó chịu cho người xung quanh và gây mặc cảm, nhút nhát, tự ti cho người có tật. 
Tật nháy mắt cần điều trị cả nguyên nhân thực thể lẫn tâm lý. Nếu trẻ mắc phải tật này không nên quát mắng hay chế nhạo trẻ, vì làm như thế bệnh sẽ nặng thêm. Bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa mắt để tìm đúng nguyên nhân và điều trị tật này.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy?

Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Tiêu chảy kéo dài là khi bị tiêu chảy trên 2 tuần hoặc nhiều hơn.
Trẻ em bị tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng và có thể dẫn tới tử vong, do cơ thể mất một lượng nước và muối lớn. Một nguyên nhân quan trọng nữa gây ra chết là lỵ. Để giúp trẻ phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn càng sớm càng tốt khi chúng muốn ăn.
Chế độ ăn uống của trẻ
Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước, nhanh chóng điều trị mất nước và chế độ ăn của trẻ.
Để phòng mất nước ngày tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường như ORS (oresol), nước đun sôi để nguội, hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…
Nếu có mất nước phải đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế cơ sở hoặc trạm y tế để điều trị. Cách điều trị mất nước tốt nhất là cho trẻ uống ORS và các loại dung dịch chế từ thực phẩm. Số lượng dung dịch cần cho uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài:
Trẻ dưới 2 tuổi: 50 - 100ml.
Trẻ từ 2 - 10 tuổi: 100 - 200ml.
Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu.
Các loại dịch dùng trong điều trị ORS và cách pha: rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột gói vào một cái bình ấm hay ấm tích nước sạch. Đong một lít nước sạch (hoặc một lượng nước thích hợp với từng loại gói được dùng), tốt nhất là nước đun sôi để nguội, trong trường hợp không thể có được thì dùng nước nào sạch nhất. Đổ nước vào bình chứa và lắc kỹ cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới.
Nước cháo muối: dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy nước cho trẻ uống dần.
Nước gạo rang muối: lấy 50g gạo (một vốc tay) đem rang vàng, cho 6 bát nước đem nấu nhừ lọc qua rá cho 1 thìa cà phê muối ăn vào rồi cho trẻ uống dần.
Nước chuối, nước hồng xiêm: chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội + 1 thìa cà phê gạt ngang muối ăn, cho trẻ uống dần.
Súp cà rốt muối: cà rốt 500g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, cho một nhúm muối đun sôi lại, cho trẻ uống dần.
Cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy
Là vấn đề rất quan trọng để đề phòng trẻ bị sút cân và suy dinh dưỡng.
Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối.
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú.
Trẻ trên 6 tháng tuổi: ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một, các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa… và cần cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.
Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng lượng kali. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể làm tăng tiêu chảy.
Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…) khó tiêu hóa.
Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì những loại thức ăn này có thể làm tiêu chảy nặng hơn.
Số lượng thức ăn:
Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn.
Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.
Ghi chú:
- Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
- Trẻ dùng sữa bò tiêu chảy tăng thêm thì thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có latoza như (Isomil, Olac) hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ.
- Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn, ăn bình thường.
Phòng bệnh tiêu chảy
- Nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật.
- Rửa tay bằng xà phòng: Sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.
- Tiêm phòng sởi: trẻ mắc các bệnh sởi hoặc sau khi khỏi do mắc tiêu chảy, lỵ nặng dẫn tới tử vong. Tiêm vắc-xin sởi có thể phòng ngừa được 25% số ca tử vong liên quan tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Sai lầm trầm trọng khi pha sữa thật đặc giúp con hết nôn trớ

Với những trẻ hay nôn trớ, mẹ cần tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sỹ, không nên tự ý thêm bột pha sữa hoặc dùng các loại sữa đặc với hy vọng giảm triệu chứng nôn trớ.

Nhiều bà mẹ có thói quen pha sữa công thức thật đặc hoặc pha thêm bột ngũ cốc vào để bé no lâu hơn. Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp cho rằng uống sữa đặc có thể giảm tình trạng trớ sữa hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ. Điều này có thực sự đúng không? Mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định cho con sử dụng nhé.
1. Không có loại sữa công thức nào có thể trị chứng trào ngược ở những trẻ đang bú mẹ
Nếu bé đang bú sữa công thức hoặc song song bú cả sữa mẹ và sữa công thức, và được chẩn đoán là mắc chứng trào ngược thực quản, mẹ nên chọn loại sữa chống nôn trớ cho bé.
Loại sữa này tương tự như các loại sữa công thức khác, tuy nhiên nó đặc hơn do một lượng lactose được thay thế bởi ngũ cốc. Tuy nhiên trên thực tế các loại sữa chống nôn trớ này không có nhiều tác dụng như mẹ nghĩ. Cũng chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tính hiệu quả của các loại sữachống nôn trớ.
Ngoài ra, sữa chống nôn trớ thường hay bị vón cục, pha mà không tan hết. Vì vậy các chuyên gia khuyến nghị không nên dùng bất cứ loại sữa chống nôn trớ nào để trị chứng nôn trở ở trẻ, đặc biệt là trẻ đang bú mẹ.
Sai lầm trầm trọng khi pha sữa thật đặc giúp con hết nôn trớ
Một số trẻ bị nôn trớ do dị ứng với protein trong sữa. Nhưng trong trường hợp này, sữa chống nôn trớ hoặc sữa không có lactose cũng không giúp được gì, bởi hai loại sữa này đều có chứa protein.
Với những trẻ hay nôn trớ hoặc mắc chứng trào ngược thực quản bẩm sinh, mẹ cần tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sỹ, không nên tự ý thêm bột pha sữa hoặc dùng các loại sữa đặc với hy vọng giảm triệu chứng nôn trớ ở bé.
2. Pha sữa với bột ngũ cốc không giúp bé hết nôn trớ
Cho bé uống sữa đặc hơn chỉ giảm số lần bé trớ trong ngày, chứ không thể giải quyết triệt để hiện tượng thức ăn trào ngược lên thực quản.
Những bé hay bị trào ngược hoặc nôn trớ có xu hướng nhẹ cân hơn những bé khác. Tuy nhiên nếu bé vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường, mẹ không cần thiết phải cho bé uống sữa đặc hơn.
3. Cho bé uống sữa đặc hơn có thể gây hại với bé đang bú sữa mẹ
Các loại sữa pha ngũ cốc thường đặc hơn nhiều so với sữa mẹ và khó tiêu hóa hơn. Vì vậy có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
4. Có thể khiến bé khó chịu hơn
Một số vấn đề bé có thể gặp khi uống sữa đặc hơn so với công thức như tiêu chảy, táo bón, quấy khóc.
5. Có thể gây nguy hiểm
Không những gây ra những triệu chứng khó chịu cho bé, các loại sữa pha ngũ cốc có thể khiến thời gian tiêu hóa sữa lâu hơn và tình trạng nôn trớ, trào ngược trầm trọng hơn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nôn ở trẻ nhỏ báo hiệu bệnh gì?

Nôn là hiện tượng thức ăn bị đẩy ra ngoài do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của cơ hoành và thành bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trước hết cần phân biệt giữa nôn và trớ. Trớ chỉ là một hiện tượng sinh lý: trong vòng 6 tháng đầu, thường ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn, chỉ một lượng thức ăn không đáng kể trào ra. Trái lại, nếu là nôn thì toàn bộ thức ăn trong dạ dày bị tống ra hết. Nôn là hiện tượng thức ăn bị đẩy ra ngoài do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của cơ hoành và thành bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những nguyên nhân gây nôn thường gặp
Trẻ thường bị nôn trong một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm họng, viêm phế quản... Trong bệnh viêm phổi trẻ nhỏ, có khi triệu chứng bắt đầu là nôn và bỏ bú. Tuy nhiên, trong những bệnh này thường có sốt, ho, đôi khi ậm ạch khó thở. Điều trị nhiễm khuẩn là chính, khi hết viêm trẻ sẽ hết nôn. 
Ngoài ra, một số trường hợp khác có thể gây nôn là trẻ bị ngộ độc (thường là trẻ 2-3 tuổi trở lên, ngộ độc thức ăn, do dị ứng thức ăn, do ăn quá nhiều...), nôn do giun thường kèm đau bụng quanh rốn, có khi nôn ra giun; và nôn do phản xạ, đặc biệt là nôn trong bệnh ho gà. Tuy nhiên, nôn trong trường hợp này chỉ là dấu hiệu thứ yếu và thường nhẹ.
Lồng ruột - một nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở trẻ
Nôn có thể báo hiệu bệnh nguy hiểm
Nôn do trong bệnh lý ngoại khoa: nôn là dấu hiệu sớm của bệnh tắc ruột, lồng ruột, hẹp ruột bẩm sinh do phì đại môn vị, do viêm ruột thừa...
Trong hẹp ruột bẩm sinh, nôn là dấu hiệu thường xuyên và rất quan trọng. Hầu như bữa nào trẻ cũng nôn, nôn ngay sau mỗi bữa ăn hoặc vài giờ sau ăn. Nôn xuất hiện sớm có khi trong tuần lễ đầu, song phần lớn là 1-3 tháng. Sở dĩ nôn như vậy là vì lỗ môn vị bị hẹp. 
Thức ăn cứ đọng lại ở dạ dày mà không xuống được ruột non. Vì trẻ nôn nhiều nên lúc nào cũng cảm giác đói và đòi ngậm vú. Song bú vào lại nôn nên trẻ gầy sút, ở trong tình trạng mất nước (da môi, môi khô táo bón). Nếu phát hiện sớm bệnh sẽ được chữa khỏi bằng phẫu thuật.
Trong bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ (thường xuất hiện ở trẻ từ 4-8 tháng tuổi): trẻ bụ bẫm khỏe mạnh, nuôi bằng sữa mẹ, tự nhiên ưỡn người khóc thét từng cơn, bỏ bú và nôn vọt. Sau đó khoảng 6-12 giờ đứa trẻ đi đại tiện ra máu, thường là máu tươi có ít nhầy. 
Toàn trạng giảm sút rõ rệt: da tái, môi khô, mắt trũng, tay lạnh. Nếu phát hiện lồng ruột sớm phải đưa ngay trẻ tới bệnh viện trong 6 giờ đầu, nghĩa là khi mới có cơn khóc thét, nôn và bỏ bú. Nếu đến sớm có thể tháo lồng dưới màn hùynh quang, nhưng nếu để muộn, quá 24 giờ, nhiều đoạn ruột đã bị hoại tử bắt buộc phải mổ cắt bỏ những đoạn ruột đó.
Nôn trong các bệnh não - màng não: nôn cũng là một triệu chứng khá quan trọng trong những bệnh não - màng não, đặc biệt là viêm màng não nếu ở trẻ dưới 12 tháng. Ở tuổi này bệnh viêm màng não mủ có 3 triệu chứng quan trọng nhất: co giật trong 85%, thóp phồng 60%, nôn 40%. Trường hợp này phải được điều trị tích cực theo phác đồ và theo dõi sát tại bệnh viện, nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng của trẻ hoặc để lại di chứng nặng nề.
Làm gì khi trẻ nôn?
Nếu nôn chỉ là hiện tượng thoáng qua thì điều đó không có gì đáng quan tâm cả. Trường hợp nôn do sai lầm về ăn uống cần điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ. Với trẻ sơ sinh, các bà mẹ cần chú ý sau khi cho bú no nên bế trẻ đứng thẳng trong 10-15 phút áp trẻ vào vai và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi đã bú vào rồi mới đặt trẻ nằm, với trẻ sơ sinh không nên quấn băng rốn cho trẻ quá chặt. Đặc biệt, cần theo dõi trọng lượng của trẻ, nếu trẻ nôn nhiều không tăng hoặc bị sút cân thì phải khám tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Song nếu nôn tiếp diễn, nôn vọt hoặc kèm những triệu chứng nghi ngờ khác thì không thể xem thường mà bà mẹ cần sớm đưa con đến bác sĩ khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời nhất là các bệnh nôn liên quan tới bệnh ngoại khoa cần cấp cứu như lồng ruột hay nôn trong bệnh viêm não - màng não.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Trẻ dùng vitamin B1 thế nào

Theo Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á - Seanuts hiện nay, có đến 50% trẻ em Việt Nam không đủ vi chất dinh dưỡng gồm các vitamin A, B1, C, D, sắt để phát triển trí não và chiều cao. Dùng các loại đậu, hạt hay thực phẩm nguyên cám như gạo, lúa mì, yến mạch trong khẩu phần ăn sẽ giúp trẻ dung nạp vitamin B1 cần thiết cho cơ thể.
tre-dung-vitamin-b1-the-nao
Thiếu hụt vitamin B1 sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức học tập
Vitamin B1 được gọi là “siêu vitamin cho não” bởi nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động của tế bào, nhất là việc sản xuất năng lượng. Do đó, việc thiếu hụt vitamin này sẽ khiến trẻ dễ mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến khả năng học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị bệnh tê phù, hội chứng thần kinh, thậm chí là viêm màng não dẫn đến tử vong.
tre-dung-vitamin-b1-the-nao-1
Mẹ nên chủ động bổ sung các loại thực phẩm như gạo, lúa mì, đậu đỗ, rau quả sẫm màu vào bữa ăn hằng ngày của bé
Mẹ hãy lưu ý những loại thực phẩm giàu vitamin B1 sau đây để chuẩn bị thật tốt cho khẩu phần ăn mỗi ngày của con.
- Trong gạo, lúa mì, yến mạch có rất nhiều vitamin B1. Do đó, mẹ nên chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám để chế biến bữa ăn cho bé.
- Các loại đậu, hạt như đậu cô ve, đậu Hà Lan, lạc, vừng là những thực phẩm giàu vitamin B1.
- Các loại rau quả sẫm màu gồm rau dền, xà lách, mồng tơi, bí đỏ, rau ngót, cà tím là nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào. Mẹ hãy lên thực đơn mỗi ngày một loại rau quả khác nhau để bổ sung vào bữa ăn cho bé, vừa giúp bé thay đổi khẩu vị, vừa cung cấp đủ vitamin B1.
- Sữa là thực phẩm có tính cân bằng giữa hàm lượng các vi chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin B1, giúp đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng của bé trong mỗi giai đoạn phát triển. Mẹ hãy tập cho bé thói quen uống sữa để cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cách nhận biết trẻ viêm phổi, cha mẹ cần nhớ

Cứ 35 giây lại có 1 trẻ chết do viêm phổi
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh thường gặp ở trẻ em, mỗi năm trung bình 1 trẻ có thể mắc từ 5 – 8 đợt NKHHCT. Nguyên nhân gây bệnh có thể do virus (70 – 80%), vi khuẩn (20%), nấm, ký sinh trùng….
Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc NKHHCT như tuổi, giới, thời tiết, môi trường, bệnh tật…Những trẻ tuổi càng nhỏ càng dễ mắc bệnh, trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi thuốc lá, than tổ ong có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các bé sống trong môi trường trong lành. Đa số các trường hợp NKHHCT có thể tự khỏi nhưng 1 số trường hợp bệnh của trẻ có thể tiến triển thành viêm phổi.
Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo báo cáo mới nhất năm 2013 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Unicef, 14% trẻ tử vong trên toàn thế giới là do viêm phổi, 99% tử vong này xảy ra ở các nước trung bình và thấp. 
Mỗi năm trung bình khoảng 935.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi, nhiều hơn tỷ lệ HIV/AIDS, sốt rét, sởi cộng lại. Ước tính mỗi ngày có khoảng 2500 trẻ tử vong trên thế giới là do viêm phổi, nghĩa là cứ 35 giây lại có 1 trẻ chết do viêm phổi, chưa bệnh lý nào có tỷ lệ tử vong cao như vậy. Viêm phổi đã gây nên gánh nặng kinh tế cho gia đình, xã hội và các chính phủ.
Ở Việt Nam, số trường hợp bị mắc viêm phổi vẫn đứng thứ 9 trên thế giới. Đối với nước ta, viêm phổi vẫn là 1 vấn đề quan trọng dù đã có chương trình phòng chống viêm phổi.
Làm thế nào có thể nhận biết 1 trẻ đã bị NKHHCT, viêm phổi?
Một trẻ có các triệu chứng như ho dưới 30 ngày, hắt hơi, sổ mũi, sốt, khò khè là co thể đã mắc NKHHCT.
Khi thấy trẻ có biểu hiện thở nhanh, có thể trẻ đã mắc viêm phổi
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Thở nhanh khi nhịp thở > 60 lần/ phút
- Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi: Thở nhanh khi nhịp thở > 50 lần/ phút
- Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi: Thở nhanh khi nhịp thở > 40 lần/ phút
Trẻ phải được đưa đến cơ sở y tế khám ngay lập tức nếu có các dấu hiệu như khò khè, bú kém, nôn tất cả mọi thứ, không uống được, li bì, co giật, thở co lõm lồng ngực.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vậy phòng bệnh viêm phổi như thế nào?
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể sẽ giúp sức đề kháng của trẻ tốt hơn.
- Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cho trẻ giúp tăng cường sức miễn dịch.
- Vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm khi trời lạnh, tránh xa khói, bụi ô nhiễm môi trường.
- Tiêm phòng đầy đủ vacxin: phế cầu, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, rubella …theo chương trình tiêm chủng mở rộng của bộ y tế.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Lỗi chăm con thường gặp khiến bé phát triển lệch lạc


Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac
Quấn trẻ trong khăn, tã cả ngày lẫn đêm là lỗi chăm con thường gặp khiến bé phát triển lệch lạc. Nhiều bà mẹ quan niệm rằng việc quấn con như vậy sẽ giúp trẻ ấm bụng, đỡ quấy khóc... 
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-2
Tuy nhiên quấn bé liên tục sẽ làm hạn chế cử động của bé, làm giảm sự phát triển vận động của trẻ
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-3
Khi trẻ không có cơ hội để vận động, các xương và cơ bắp của trẻ không thể phát triển theo cách giúp chúng có thể vận động tốt sau này
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-4
Cho bé ngồi khi bé chưa sẵn sàng cũng là sai lầm khi chăm con nhiều người mắc phải
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-5
Nhiều bà mẹ Việt thường thích con phát triển vượt bậc, tập cho con ngồi sớm, đứng sớm hoặc đi sớm. Tuy nhiên một đứa trẻ thường bắt đầu tập ngồi nghiêng ngả khi nó 7-8 tháng tuổi. 
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-6
Nếu cha mẹ tập cho con ngồi một cách thụ động quá sớm khi con chưa đủ cứng cáp khiến con tự bỏ qua giai đoạn tập ngồi này. Việc làm này còn có thể làm ảnh hưởng tới cột sống, tư thế đúng của con. 
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-7
Cho trẻ tập đi bằng một cái xe tập đi. Theo một số chuyên gia vật lý trị liệu thì việc làm này gây hại cho bé nhiều hơn là lợi. Khi trẻ đi bộ khi bé ở trong một chiếc xe tập đi, bạn sẽ thấy chân của bé đang lơ lửng và bé chạm đất bằng các ngón chân của mình. Đây thực sự không phải mô hình lý tưởng cho chuyển động đi bộ. 
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-8
Việc cho con tập đi bằng xe có thể làm chậm kỹ năng đi bộ và giữ thăng bằng của trẻ. Nó cũng có thể tạo ra các dáng đi bộ bất thường mà sau này rất khó sửa chữa. 
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-9
Thậm chí tệ hơn, các xe tập đi có thể gây nguy hiểm khi nó bị lật đổ và gây chấn thương nghiêm trọng cho bé
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-10
Luôn cho bé nằm ngửa cũng là một sai lầm thường gặp của bà mẹ Việt. Trẻ nằm ngửa để giảm nguy cơ của hội chứng tử tuy nhiên bé vẫn cần thời gian nằm sấp trong ngày để phát triển tốt và đồng đều. 
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-11
Khi nằm sấp, bé có thể củng cố sức mạnh cho cổ và nửa trên cơ thể cũng như kỹ năng phối hợp vận động - những thứ bé rất cần để có thể lật, ngồi, bò, đứng và đi sau này
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-12
Đặt con lên một tấm nệm mềm để tập bò và tập đi sẽ làm thay đổi cách phát triển vận động tự nhiên của trẻ, khiến bé khó di chuyển và khám phá
Loi cham con thuong gap khien be phat trien lech lac-Hinh-13
Thực tế với trẻ con đi chân trần là tốt nhất cho việc bò và tập đi bộ. Khi bé ra ngoài, đừng chọn những đôi giày dép có đế cứng và dày, nên chọn những loại có đế mỏng, nhẹ và linh hoạt.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những dấu hiệu cha mẹ cần biết khi trẻ bị chân tay miệng


Chân tay miệng là bệnh tương đối nhẹ, do virus gây ra, thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, đôi khi cũng xảy ra với người lớn. Thời gian từ khi nhiễm virus cho đến khi có triệu chứng là từ 3 đến 6 ngày.
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh thường bắt đầu với sốt nhẹ, sau đó đau cổ họng, khó ở trong người. Một hai ngày sau, người bệnh bị lở trong miệng, lưỡi, cổ. Khoảng 2 ngày sau, bé bị mẩn đỏ hoặc có vết lở ở tay chân, vùng mông đùi gần bộ phận sinh dục, nách, đầu gối, cùi chỏ, hoặc lan ra cả người.
Mỗi bé sẽ có thể có một số hoặc tất cả các biểu hiện trên.
Những dấu hiệu cha mẹ cần biết khi trẻ bị chân tay miệng
Ảnh minh họa
Lây nhiễm
Bệnh này lây từ người qua người bằng một trong các đường sau: nước mũi hoặc đàm, nước bọt (khi nói chuyện hoặc hắt xì, ho hắng), mủ, nước, máu từ vết lở, phân.
Đặc biệt, sau khi bé đã hết bệnh vẫn có thể lây nhiễm cho bé khác trong vòng vài tuần sau đó. Do đó, khi bé đi nhà trẻ, bệnh này rất dễ lây lan cho các bé khác.
Chăm sóc và điều trị
Bệnh này không có thuốc chữa và các bé thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên trong lúc bệnh, bé sẽ bị mất nước nên cha mẹ cần để ý để bé bú, uống sữa, nước đủ để không bị mất nước quá lâu.
Ngoài ra nếu bé bị đau miệng quá thì có thể cho uống nước đá, tránh ăn đồ chua, cay và uống thuốc giảm đau acetaminophen hay ibuprofen.
Trong trường hợp bé có những dấu hiệu đau đớn quá mức hoặc có những biểu hiện lạ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức. 



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý

Nếu phát hiện con có các dấu hiệu trên tốt nhất bố mẹ cần đưa con đi khám để có được sự tư vấn và xử lý kịp thời của các bác sĩ và những người có chuyên môn.

II. Tâm lý
Dấu hiệu bất thường của trẻ từ 0 đến 4 tháng tuổi
Trong thời gian từ 0 đến 4 tháng, các cha mẹ cần quan sát để tìm hiểu. Nếu thấy có những vấn đề sau, cần phải cho con đi thăm khám.
Trong 1 tháng mới sinh trẻ cứ chậm chạp, đờ đẫn. Ánh mắt thiếu linh hoạt. Sau 1 tháng mới có biểu hiện nụ cười và hơi đờ đẫn, ánh mắt trẻ vẫn thiếu linh hoạt, khi có tiếng động, trẻ đưa mắt nhìn rất chậm chạp hoặc không đưa mắt về phía tiếng động. Hoặc trẻ phải đợi đến 6 tháng mới có nụ cười tự nhiên.
Trẻ 2 tháng không nhận biết tay mình. Trẻ không có phản ứng đưa tay lên miệng.
Di chuyển mắt rất chậm chạp hoặc không di chuyển khi đang thức.
Không phản ứng với tiếng ồn lớn, đặc biệt là khi có tiếng ồn lớn, trẻ không giật mình.
Không biết bú, đặc biệt dễ trớ sữa, nôn. Đây là biểu hiện của hệ thần kinh bị tổn thương.
Không đẩy chân (đạp) khi bàn chân đặt trên mặt phẳng chắc chắn.
Trẻ 3 tháng trở lên mà động tác ngẩng đầu, ngồi, đứng chậm, động tác rời rạc, lạc hậu hơn trẻ bình thường.
Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý (tt)
Trẻ không thể thẳng đầu và quay đầu, một mắt hay cả hai mắt liên tục hướng vào trong hoặc ra ngoài
Ngủ quá nhiều. Thông thường, trẻ sơ sinh trong 1 tháng đầu thời gian ngủ cả ngày và đêm là 18-20 tiếng. Mỗi ngày chỉ có 3-4 tiếng ở trong trạng thái thức tỉnh. Khi trẻ 2-3 tháng, mỗi ngày cần ngủ 16-18 tiếng, 5-9 tháng sau vẫn cần ngủ 15-16 tiếng, tròn 1 tuổi cần ngủ 14-15 tiếng. Nếu trẻ ngủ thời gian dài vượt quaquãng thời gian này thì cha mẹ cần đưa trẻ đến viện khám.
Trẻ 4 tháng không bập bẹ hoặc cố gắng bắt chước những âm thanh.
Dấu hiệu bất thường khi trẻ 6-10 tháng tuổi
Sau 6 tháng, một số trẻ vẫn có mắt nhìn, tay và cách chơi khác thường. Mắt trẻ chỉ tập trung vào một sự vật, biểu hiện rất đờ đẫn, không hứng thú với thế giới bên ngoài, chỉ biết tự mình chơi, giống như chỉ hiểu rõ thế giới của mình.
Ánh mắt di chuyển chậm, không thể chuyển hướng quay đầu về phía toát ra âm thanh, không thể lật, không có giúp đỡ của người thân trẻ ngồi không vững.
Trẻ 7-9 tháng vẫn chảy nước miếng, khi tỉnh có động tác nghiến răng.
Trẻ 10 tháng không thể phát ra âm hoặc âm không rõ ràng.
Đầu ngả về sau khi cơ thể ngồi
Chỉ vươn được một tay
Không muốn ôm ấp
Khó dùng miệng ngậm đồ vật
Trẻ 5 tháng không lăn qua một trong hai hướng
Trẻ 9 tháng vẫn không thể giơ tay cầm đồ, đồng thời khi người lớn đỡ trẻ cũng không thể đứng vững trên 2 chân của mình.
Nếu phát hiện con có các dấu hiệu trên tốt nhất bố mẹ cần đưa con đi khám để có được sự tư vấn và xử lý kịp thời của các bác sĩ và những người có chuyên môn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Những trẻ nào không nên tiêm văcxin


nhung-tre-khong-nen-tiem-vacxin
Trẻ cần được khám sàng lọc trước khi tiêm văcxin. Ảnh: Cục Y tế Dự phòng.
Quyết định 2301 của Bộ Y tế hướng dẫn về việc khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em nhằm phát hiện các trường hợp bất thường, từ đó đưa ra chỉ định có cho tiêm văcxin hay không. Cụ thể:
Những trường hợp chống chỉ định tiêm văcxin gồm:
- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng văcxin lần trước (có cùng thành phần): Sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc dấu hiệu não hoặc màng não, tím tái, khó thở.
- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan...
- Chống chỉ định tiêm chủng các loại văcxin sống với trẻ suy giảm miễn dịch như bị bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng.
- Không tiêm văcxin BCG (phòng bệnh lao) cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại văcxin.
Các trường hợp nên tạm hoãn tiêm văcxin gồm:
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ sốt từ 37,5 độ C trở lên hoặc hạ thân nhiệt từ 35,5 độ C trở xuống. (Đo nhiệt độ bằng cách cặp nhiệt kế tại nách).
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid đường uống hoặc tiêm trong vòng 14 ngày.
- Trẻ cân nặng dưới 2 kg.
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại văcxin.
Phương tiện cần có để thực hiện khám sàng lọc bao gồm nhiệt kế, ống nghe, bảng kiểm trước tiêm chủng. Quy trình này được thực hiện bởi điều dưỡng hoặc hộ sinh viên gồm các bước hỏi thông tin, trực tiếp đo và ghi kết quả nhiệt độ của trẻ. Nếu không có điều dưỡng và hộ sinh viên thì y bác sĩ trực tiếp thăm khám cho trẻ. Dựa vào các thông tin thu và số liệu thu thập được, nhân viên y tế sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ và đưa ra kết luận. Tất cả sẽ được ghi chép và lưu lại.
Đối với trẻ được khám sàng lọc tại các điểm tiêm chủng khác trừ bệnh viện thì toàn bộ nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm, lưu tại các điểm tiêm chủng. Thời gian lưu là 15 ngày. 
Trẻ được khám sàng lọc tại bệnh viện sẽ sử dụng bệnh án riêng cho trẻ sơ sinh. Toàn bộ nội dung khám sàng lọc và bảng kiểm, y lệnh chỉ định tiêm phải được ghi trong hồ sơ bệnh án. Nếu bệnh viện không sử dụng bệnh án riêng cho trẻ sơ sinh thì toàn bộ nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm. Bảng kiểm được lưu trong hồ sơ theo quy định lưu hồ sơ bệnh án.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Vì sao trẻ lại dễ mắc bệnh hơn trong mùa đông?

Vào mùa đông, trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc hàng loạt các nhóm bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa hoặc bệnh truyền nhiễm, bệnh da liễu hoặc các vấn đề về tâm lý do một số nguyên nhân chính sau:
Không khí lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút phát triển
Thời điểm giao mùa thu đông, đông xuân, nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm trong không khí cao, cộng thêm sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm trong khi các vi sinh vật (ký sinh trùng, nấm mốc, vi-rút…) có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Thời tiết lạnh, các vi khuẩn, vi-rút càng kéo dài thời gian tồn tại trong không khí. Khi con người, đặc biệt là trẻ nhỏ (sức đề kháng còn yếu) hít phải không khí ô nhiễm này, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập với đường hô hấp gây tổn thương niêm mạc, khí quản, phế quản.
Nếu các bé không được gia đình chăm sóc chu đáo, mặc quần áo phong phanh, mặc đồ ướt hoặc mặc quá ấm trong khi người đổ mồ hôi mà không thay kịp khiến cơ thể nhiễm lạnh, dễ mắc viêm họng, viêm phổi, viêm amidan. Và nếu thể chất của trẻ vốn yếu ớt, suy dinh dưỡng hoặc có tiền sử mắc các bệnh mãn tính thì nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp sẽ càng cao.
Mùa đông trẻ rất dễ mắc bệnh và hay phải nhập viện
Một số loại vi khuẩn, vi-rút có khả năng gây viêm phổi đặc biệt phát triển, sinh sôi trong mùa lạnh như H.influenzae, S.pneumoniae, vi-rút cúm, vi-rút sởi, vi-rút H5N1… Do quá trình truyền bệnh thường do tiếp xúc chung không khí hàng ngày với người nhiễm bệnh nên khi một trẻ nhiễm bệnh có lây bệnh sang có nhiều trẻ lành khác trong lớp học, trong gia đình hoặc khu phố nếu không được cách ly an toàn.
Môi trường sống ô nhiễm
Môi trường sống kém vệ sinh, trong gia đình của trẻ có người thân hút thuốc lá, thuốc lào. Không gian phòng ở chật chội, thiếu ánh sáng, ẩm thấp, nhà sử dụng bếp than, củi đun nấu, sưởi ấm… đều là những nguyên nhân gián tiếp tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ ngày đông.
Một số sai lầm chăm sóc con của bố mẹ lại có thể khiến trẻ mắc bệnh 

Hội chứng rối loạn cảm xúc theo mùa
Khi mắc hội chứng này, trẻ nhỏ thường xuyên ốm vặt trong mùa đông, cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, dễ cáu gắt, bực bội, không muốn hoạt động hoặc ngại tiếp xúc với mọi người. Người ta còn gọi rối loạn này với tên gọi chứng trầm cảm mùa đông vì thường xảy ra vào thời điểm cuối thu, sang đông.
Nguyên nhân là do vào mùa đông, ngày ngắn, đêm dài, thời tiết âm u, lạnh lẽo khiến nhịp sinh học của cơ thể mất cân bằng. Hoóc-môn Melatonin do tuyến tùng tiết ra, có vai trò với chu kỳ thức-ngủ ở con người bị ảnh hưởng.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về tâm lý vào mùa đông, cha mẹ nên thận trọng nghĩ đến rối loạn cảm xúc theo mùa. Không nên vì ngại lạnh mà cấm cửa không cho trẻ vui chơi, vận động ngoài trời, đồng thời bổ sung thực phẩm giàu omega-3, rau quả tươi, vitamin D3… rất có lợi cho cơ thể, vừa có tác dụng chống trầm cảm.
Cho trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bất thường, tránh tự ý dùng thuốc cho trẻ
 Khan hiếm vắc-xin: Phải chờ đợi khiến trẻ không được tiêm phòng
Từ đầu năm đến nay, nhiều bệnh nhi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, sởi, rubella... Nguyên nhân là chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ.
Nhiều gia đình có trẻ nhỏ có tâm lý chờ đợi tiêm vắc-xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Hoặc có cha mẹ lại lo sợ phản ứng sau tiêm chủng, sợ con ốm nên tránh không muốn cho con đi tiêm.
Các bác sĩ khẳng định, tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh, giảm số trường hợp mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, nhất là ở trẻ em, có thể bảo vệ được 90 - 95% trẻ. Vào mùa đông xuân, các vi khuẩn, vi-rút phát triển và lây lan mạnh mẽ, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ em nhất là các bệnh cúm, sởi, rubella, ho gà, tiêu chảy... Gia đình có con nhỏ cần nắm vững lịch tiêm chủng, cần tìm hiểu các mũi tiêm cho trẻ theo độ tuổi, tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi để phòng bệnh cho trẻ.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Tư thế ngồi chữ W có hại cho trẻ con

Nhiều trẻ có thói quen ngồi trên sàn nhà, hai chân gập lại tạo thành chữ W khi xem tivi hoặc chơi đùa bởi tư thế này không đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng, giúp trẻ chuyên tâm hơn vào việc đang làm. Tuy nhiên, cách ngồi này không tốt và cha mẹ cần sửa cho con.
[Caption]
Ảnh: wyanokecdn.com
Theo Childsplay Therapy Center, tư thế chữ W rút ngắn, bó chặt cơ hông và cơ chân; ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phối hợp, giữ thăng bằng, sự phát triển các vận động thô. Tiếp đến, nó làm tăng nguy cơ trật khớp hông, đặc biệt nếu trẻ đã có tật từ trước. 
Ngồi chữ W khiến trẻ khó khăn khi xoay người, sử dụng cùng lúc hoặc bắt chéo hai tay dẫn đến vấn đề sức khỏe khi thực hành các kỹ năng ở lớp học như viết. Thêm vào đó, cơ lưng và cơ bụng không được tác động khiến trẻ không thể giữ thẳng người.
Nếu thấy con em ngồi ở tư thế này, phụ huynh hãy nhắc nhở và gợi ý trẻ chuyển sang các tư thế khác phù hợp hơn như ngồi duỗi chân, ngồi khoang chân hay ngồi nghiêng sang một bên.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Cẩn trọng bệnh hen phế quản ở trẻ viêm phế quản lâu ngày

Viêm phế quản và hen phế quản đều là tình trạng phế quản bị viêm. Viêm phế quản là các đường thở hay các ống đưa không khí từ ngoài vào phổi bị viêm, thường do siêu vi gây ra. Bệnh thường tự khỏi trong 5-10 ngày. Hen phế quản thường khởi phát là viêm phế quản lâu ngày kết hợp với yếu tố cơ địa dị ứng.

Viêm phế quản thường là một tiến trình cấp tính, và hầu hết trẻ có thể hồi phục trong vòng 5-10 ngày. Trẻ có thể mắc viêm phế quản nhiều lần trong năm, từ 8-12 lần hoặc nhiều hơn gọi là viêm phế quản tái phát.


Đối với viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản tái phát, dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:

- Ho.
- Tạo đờm, đờm màu trong hoặc màu trắng hoặc màu xám vàng hoặc màu xanh lục.
- Khó thở, tình trạng khó thở tồi tệ hơn bởi gắng sức.
- Thở khò khè.
- Mệt mỏi.
- Sốt và ớn lạnh.
- Tức ngực.


Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn gây nên bởi các yếu tố khởi phát là phế quản tăng mẫn cảm với các yếu tố kích ứng, tạo nên hiện tượng co thắt phế quản và viêm mạn tính phế quản. Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi. Trẻ nhỏ không bị mắc viêm phế quản mạn tính do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện.

Nếu mẹ thấy trẻ ho, khò khè và khó thở lặp đi lặp lại của trong một khoảng thời gian dài, nhiều khả năng thủ phạm là bệnh hen suyễn. Hoặc nếu các triệu chứng vẫn tồn tại qua thời gian chữa bệnh thông thường, thì có thể là hen suyễn.

Hen suyễn có thể liên quan yếu tố cơ địa dị ứng của bản thân và có bệnh sử gia đình thí dụ như trẻ bị suyễn cũng có cha hay mẹ bị suyễn, gia đình bị chàm, dị ứng. Nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh trên, mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và xác định bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn cần điều trị lâu dài với phác đồ điều trị kết hợp kháng viêm, chống co thắt phế quản và giảm ho. Đặc biệt là tìm yếu tố khởi phát cơn suyễn để phòng tránh là quan trọng. Suyễn là bệnh không chữa khỏi nhưng kiểm soát được, điều trị hợp lý sẽ có cuộc sống có chất lượng.

Co thắt phế quản gây nên cơ ho, khó thở trong bệnh lý hen phế quản
Co thắt phế quản gây nên cơ ho, khó thở trong bệnh lý hen phế quản

Ho là triệu chứng điển hình trong các bệnh lý hô hấp trên ở trẻ em. Ho là phản ứng của cơ thể giúp tống các chất tiết, chất đờm kèm theo virus và vi khuẩn gây bệnh ra khỏi đường hô hấp, đồng thời giúp trẻ thở ra dễ dàng hơn khi đường hô hấp bị co thắt.

Điều trị ho do viêm đường hô hấp bằng thảo dược là một giải pháp được ưu tiên sử dụng do tính hiệu quả và an toàn so với thuốc ho tân dược. Trong các thảo dược dùng trị ho, Thường xuân (Hedera helix) là thảo dược được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng long đờm, chống co thắt phế quản, kháng viêm và giảm ho hiệu quả. 



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons