Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Có nên nạo VA?

Trong những đợt viêm cấp tính, bác sĩ điều trị nội khoa bằng kháng sinh, kháng viêm, loãng dịch tiết, rửa mũi, hút mũi cho trẻ... Bác sĩ sẽ có chỉ định nạo VA trong các trường hợp: Viêm VA mạn tính có nhiều đợt viêm cấp trong năm, viêm VA gây các biến chứng (viêm tai giữa, viêm nhiễm đường hô hấp tái diễn); viêm VA có kèm theo hội chứng ngừng thở trong lúc ngủ; viêm VA gây khó thở, giọng nói khác thường; viêm VA gây dị dạng mặt.
Có nên nạo VA?
Trước đây, nạo VA theo phương pháp gây tê, bằng thìa Moure, không quan sát được khối VA nên dễ bị sót lại gây tái phát. Đến nay, bác sĩ thường nạo VA qua nội soi trên, gây mê nội khí quản và sử dụng các kỹ thuật cao như: đốt hút coblator hay máy cắt hút Hummer, dễ dàng kiểm soát khối VA, tránh biến chứng, nguy cơ tái phát.
Nạo VA có ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch?
Nhiều người cho rằng VA có chức năng miễn dịch và không nên nạo, vì nạo VA sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ... Trên thực tế, VA chỉ có chức năng giới hạn và không phải là cơ quan duy nhất, giúp cơ thể tạo nên miễn dịch. Mặt khác, khi VA bị viêm quá phát sẽ làm bít tắc cửa mũi sau, gây cản trở trẻ thở bằng mũi, khả năng tạo nên miễn dịch cũng bị hạn chế.
Ngoài ra, VA to gây ứ đọng dịch và mủ ở mũi trẻ, cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh, từ đó gây ra các viêm nhiễm ở các khu vực lân cận như: mũi, xoang, họng, tai giữa, phế quản... Trẻ thường xuyên bị thiếu ôxy não nên ảnh hưởng sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ… Tuy nhiên, có nạo VA hay không cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons