Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Cách hay để dùng thuốc chữa hăm tã cho bé yêu

Nếu con bạn bị hăm tã khiến bé bị đau rát, biếng ăn, hay giật mình khi ngủ nên ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Song việc chống hăm tã không khó, miễn là các bà mẹ biết phòng chống đúng cách
Nguyên nhân gây hăm tã
Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần cơ thể ủ lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay...
Mẹ nên thường xuyên thay tã cho con
Mẹ nên thường xuyên thay tã cho con
Biểu hiện trẻ bị hăm tã
Nếu trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ... một triệu chứng cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.
Các cấp độ hăm tã ở trẻ nhỏ
Các cấp độ hăm tã ở trẻ nhỏ
Lựa chọn thuốc điều trị hăm tã cho bé
Những điều bạn không nên làm : quên không thay tã trong nhiều giờ; không quấn tã quá chặt; không bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã); không dùng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi vì sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng cho bé.
Sau khi tắm bé, mẹ nên lau khô hãy quấn tã
Sau khi tắm bé, mẹ nên lau khô hãy quấn tã
Biện pháp tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, đúng cách. Để có thể yên tâm khi chọn được loại thuốc mỡ tốt nhất cho bé yêu của mình, các bà mẹ hãy lựa chọn loại thuốc mỡ có các tiêu chí như sau:
- Thuốc có dạng bào chế nước trong dầu: thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu ở một tỉ lệ thích hợp nên rất khó tan trong nước, không bị rửa trôi theo nước tiểu của bé mỗi khi đi tiểu, thuốc lưu lại lâu trên da. Nhờ đó dạng bào chế này sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ làn da bền bỉ, ngăn cách không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân kích ứng gây hăm tã như các loại men có trong phân, nước tiểu… Đồng thời, còn hạn chế sự ma sát giữa da của bé và tã giấy, cũng là một nguyên nhân gây hăm tã.
- Thuốc có khả năng duy trì độ ẩm tối đa cho làn da của bé: làn da bé yêu có cơ chế bảo vệ vô cùng non yếu. Do đó các bà mẹ nên lưu ý lựa chọn thuốc chống hăm có chứa chất Dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) để duy trì độ ẩm tối đa cho làn da của bé. Chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng trong khi vẫn duy trì độ ẩm và sự mềm mại của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục mà không làm khô da hay bong vẩy.
- Loại thuốc không ngăn cản quá trình trao đổi khí tự nhiên của da bé: để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân kích ứng gây hăm tã, làn da mỏng manh của bé yêu cần có sự bảo vệ của một “lớp màng” 24/24 giờ. Nhưng cần lưu ý đừng để “lớp màng” này ngăn cản quá trình “thở” của da. Muốn thế, mẹ nên chọn lựa loại thuốc chống hăm có chứa Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên). Lanolin là hoạt chất được sản sinh từ tuyến bã nhờn của cừu, có cấu tạo lipid gần gũi với chất bã nhờn của người. Nhờ tính chất bán thông thoáng, Lanolin vừa có chức năng tạo “hàng rào bảo vệ” không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân mà lại không ngăn cản sự trao đổi khí ở da bé, giúp da bé luôn khỏe mạnh.
Nên chọn thuốc chứa chất dexpanthenol để duy trì độ ẩm tối đa cho làn da của bé
Nên chọn thuốc chứa chất dexpanthenol để duy trì độ ẩm tối đa cho làn da của bé
- Thuốc không chứa các chất tạo màu, tạo mùi và chất bảo quản: các bà mẹ nên chọn loại thuốc chống hăm có chứa thành phần lành tính, tự nhiên nhưDexpanthenol và Lanolin để bảo vệ tốt nhất cho làn da bé yêu. Đây là các chất đã được Cơ quan Quản lý về Thực phẩm và Thuốc men của Mỹ công nhận là an toàn, ngay cả khi bé nuốt phải.
- Thuốc dễ sử dụng, dễ bôi rửa, không gây trầy xước da bé: các chế phẩm dạng mỡ sẽ giúp mẹ giải quyết dễ dàng vấn đề này. Nếu thuốc bôi dạng hồ ở dạng đặc sệt sẽ gây khó khăn trong việc thoa lên da bé và phải mạnh tay khi chùi rửa, gây trầy xước da. Thuốc bôi dạng mỡ có tỷ lệ dầu trong nước hợp lí lại rất dễ bôi, dễ rửa, không gây trầy xước làn da bé yêu, giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé một cách hoàn hảo nhất.

BS Nguyễn Nhật Linh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons