Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh tiêu chảy dễ bị tiêu chảy kéo dài. Ở trẻ suy dinh dưỡng nặng, đang hoặc sau khi mắc sởi hoặc các bệnh do nhiễm virut khác, bệnh nhân bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, tiêu chảykéo dài là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ nếu không được chăm sóc đúng.
Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài
Những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, trẻ không dung nạp lactoza hoặc dị ứng với protein từ sữa động vật. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tiêu chảykéo dài còn do nhiễm khuẩn từ thức ăn ôi thiu, sai lầm trong chế độ ăn uống; ăn quá nhiều chất đạm, chất bột đường. Do sử dụng thuốc kháng sinh không đúng, kéo dài gây tổn thương niêm mạc ruột, gây loạn khuẩn, sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn, hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài khi bị tiêu chảy cấp.
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài làm trẻ gầy gò, xanh xao, sụt cân.
Các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp
Trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp như: viêm tai giữa, viêm VA mạn hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết. Khi có các bệnh nhiễm khuẩn, phải điều trị các bệnh này thì điều trị tiêu chảy kéo dài mới có kết quả.
Biểu hiện của bệnh
Bệnh có thể kéo dài nhiều tuần, có lúc số lần đi tiêu giảm, có khi lại tăng. Phân có nhiều nước, phân lổn nhổn, có mùi, màu vàng hay xanh, đôi khi trẻ phải rặn khi đi ngoài. Triệu chứng mất nước thường nhẹ và vừa; Trẻ biếng ăn, da xanh, sụt cân… Do đó, các bà mẹ cần theo dõi trọng lượng của trẻ, triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng, thiếu protein, thiếu vitamin, nhất là vitamin A dẫn tới khô mắt, vitamin B1, B7, các vi chất, đặc biệt là thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.
Hậu quả do tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài được coi như là một bệnh dinh dưỡng, liên quan chặt chẽ với tình trạng suy dinh dưỡng và cũng là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng. Hiện tượng sụt cân trong tiêu chảy kéo dài là do giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, do ăn kiêng, do thức ăn có đậm độ năng lượng thấp, do thiếu các vitamin và các yếu tố vi lượng là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và đổi mới niêm mạc ruột cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bù nước và điện giải
Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, cần bù nước và điện giải bằng đường uống.
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, khi đánh giá dấu hiệu mất nước khó, vì vậy, song song với chế độ ăn, cần phải cho trẻ uống ORS hoặc các dung dịch điều trị tiêu chảy như nước cháo, nước cà rốt, nước dừa…
Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và muối khoáng
Cần bổ sung các loại vitamin nhóm B và vitamin C, các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như: kẽm, sắt, đồng, selen, acid folic theo chỉ dẫn của bác sĩ vì các chất này tham gia vào quá trình tái tạo niêm mạc ruột.

BS. Phạm Minh Nguyệt

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons