This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015
Trời nóng, trẻ dễ bị ngạt nước
Thứ Sáu, tháng 5 15, 2015
doanh nhan
No comments
Trường hợp thứ nhất là bé Hà Minh T, 26 tháng tuổi, nhà ở huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp, theo ghe của gia đình đi bán tạp hóa dọc sông Tiền, đến Mỹ Tho thì neo ở bến sông. Trong lúc mẹ đang giặt quần áo, em ngồi kế bên dùng một nhánh cây quơ quơ con vịt nhựa đang nổi lênh đênh dưới sông sát cạnh chiếc ghe. Khi con vịt trôi ra xa, em chồm ra khều nó vào, bỗng nhiên mất thăng bằng em lọt tõm xuống sông. Mẹ em thấy vậy với tay chụp bé T, nhưng không kịp. Bà mẹ hốt hoảng la to cho mọi người xung quanh đến giúp cứu bé T. Ba của bé T đang ngồi trước mũi ghe vội nhào xuống sông vớt bé, nhưng không tìm thấy. Mãi một lúc sau, khi có nhiều người đến giúp thì mới vớt được bé T lên bờ, người ta xốc nước cho cháu, sau đó đưa vào bệnh viện tỉnh. Tại bệnh viện, bé hôn mê sâu, phải thở máy, đồng tử hai bên mắt đã giãn rộng, chứng tỏ não bé bị tổn thương rất nghiêm trọng do bị ngạt nước quá lâu. Sau này nếu cháu được cứu sống thì sẽ để lại đi chứng thần kinh rất nặng.
Trường hợp thứ hai, bé Ngô Thanh N, 16 tháng, nhà ở xã Kim Sơn, Châu Thành, Tiền Giang. Bé N được mẹ giao cho đứa anh 10 tuổi trông coi ở nhà trên, mẹ xuống nhà dười nấu cơm. Một lúc sau mẹ bé N lên không thấy bé N đâu, chỉ có đứa anh trai ngồi bấm điện thoại, khi mẹ hỏi bé N đâu thì mới tá hỏa đi tìm. Đứa anh trai nói mới thấy bé N đang rửa mặt ngay xô nước trong góc nhà. Khi đến xô nước, mẹ bé N nhìn thấy hai chân của N nằm vắt bên ngoài, đầu thì chúi vào xô nước, bất động. Mẹ bé N như muốn rụng rời tay chân, luống cuống bế N ra khỏi xô, rồi xốc nước một lúc, thấy cháu khóc được nên đưa vào bệnh viện. Sau hai ngày điều trị thì bé N tỉnh lại, thoát qua cơn hiểm nghèo.
Mùa hè, cần trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết tránh bị ngạt nước.
Qua các trường hợp cấp cứu theo dân gian kể trên, đa số là xốc nước, tức làm cho nước từ họng chảy ra ngoài bằng cách nắm hai chân nạn nhân lên xốc ngược, rồi chạy vòng vòng, điều này làm kéo dài thới gian thiếu oxy não của bé, khiến cho não bị tổn thương nghiêm trọng. Cách đúng nhất là khi đưa người ngạt nước lên cần kiểm tra xem người đó có thở được hay không. Nếu người bị nạn không thở được cần phải hồi sức ngay. Nếu trẻ bị ngạt nước tại sông suối, kênh, rạch... cần kiểm tra xem có vật gì trong miệng và nhanh chóng lấy ra bằng tay. Tiếp đến là tiến hành hà hơi thổi ngạt cho người bị nạn. Thổi 2 cái có hiệu quả (thổi có hiệu quả là nhìn thấy lồng ngực nạn nhân nhô lên theo nhịp thổi, hoặc thổi 5 cái với nhịp bình thường). Sau đó, nếu nạn nhân ngưng tim thì nhanh chóng ấn ấn tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức của nạn nhân, nếu trẻ dưới 1 tuổi, dùng hai ngón tay cái ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú khoảng bằng bề ngang một ngón tay, ấn tim 5 cái, thổi ngạt 1 cái; nếu trẻ trên 1 tuổi và người lớn, dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau ấn vào phía trên mỏm ức khoảng 2 lần bề ngang của ngón tay, ấn 15 cái, thổi 2 cái.
Để tránh trẻ bị ngạt nước, nên trông giữ trẻ cẩn thận, luôn trông chừng khi trẻ tắm, không cho trẻ chơi nghịch gần nơi có nước. Các dụng cụ chứa nước trong nhà hồ nước, lu, khạp, thùng, xô, thau… phải đậy kín. Nếu trẻ lớn phải tập cho trẻ biết bơi và trang bị kiến thức cấp cứu ngạt nước cho tất cả học sinh và thầy cô giáo.
Qui tắc dùng điều hoà để trẻ sơ sinh không bị ốm
Thứ Sáu, tháng 5 15, 2015
doanh nhan
No comments
Thời tiết vào đợt cao điểm nắng nóng ở cả hai miền Bắc – Nam khiến điều hoà trở thành “vật bất ly thân” đối với cả người mẹ và em bé. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu quá nóng, bé có thể sẽ bị nổi rôm sảy. Nếu quá lạnh, con đương nhiên sẽ bị ho, ốm và thậm chí là viêm phế quản. Do đó, sử dụng điều hoà làm sao cho đúng cách, để nhiệt độ bao nhiêu là vừa luôn là nỗi băn khoăn của chị em mỗi khi hè về.
Có 4 “cách” khiến trẻ bị lạnh, đó là:
1) Ở trong phòng lạnh < 26 độ C.
2) Ở chỗ có gió lùa (quạt máy, hơi lạnh thổi ra từ máy điều hòa).
3) Nằm trên mặt phẳng lạnh.
4) Bị ướt.
Do đó, để con không bị ốm vì nằm điều hoà, mẹ cần lưu ý các qui tắc sau:
Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26-28 độ
Theo tham khảo từ website của BV Từ Dũ, BS. Nguyễn Thị Thanh Bình Cố vấn khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ chia sẻ: Giai đoạn sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. Trẻ sơ sinh nếu để trần truồng trong phòng với nhiệt độ 23 độ C thì sẽ bị lạnh như một người lớn trần trụi trong phòng 0 độ C.
Sau khi sinh nếu trẻ đủ tháng đã được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26 – 28 độ C. Ở nhiệt độ này đối với người lớn, nhất là người mập mạp thì có khi là còn nóng bức nhưng đối với trẻ là lạnh và phải mặc đủ như đã nói. Vì thế, người lớn không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ mới sinh theo sự thoải mái của mình.
Người lớn không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ mới sinh theo sự thoải mái của mình. (ảnh minh hoạ)
Qui tắc 3 phút
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Ví trí đặt điều hòa nên ở trên cao. Cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.
Thời gian bật điều hoà không quá 2-3 tiếng mỗi lần
Thời gian tối đa mẹ cho bé nằm điều hoà chỉ nên từ 2-3 tiếng mỗi lần. Điều này có nghĩa là cứ 2-3 tiếng, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường từ 10-15 phút. Đây cũng là thời gian để đuổi không khí tù đọng đồng thời kết hợp đón nắng vào trong phòng bé.
Lần đầu bật điều hoà sau mùa đông dài cần vệ sinh kỹ
Điều hoà mới bật trở lại sau một mùa đông dài cần được vệ sinh sạch sẽ, bơm ga, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc để tránh các loại nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú lâu ngày trong máy làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.
Nhỏ mũi và cho con uống nước thường xuyên
Ngoài việc để ý về cách sử dụng điều hoà, mẹ cũng cần lưu ý sức khoẻ cho bé. Nằm điều hoà tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi. Mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muôi sinh lý cho bé, đồng thời cho con uống nhiều nước, với trẻ bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.
Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Với trẻ ngủ qua đêm trong phòng điều hoà hay đạp chăn, mẹ có thể tham khảo các phương pháp này để giữ ấm cho con khi trẻ hay đạp chăn lúc ngủ.
Theo Parents/Khám phá
Sốt xuất huyết: Trẻ em mắc nhiều, người lớn cũng không ít!
Thứ Sáu, tháng 5 15, 2015
doanh nhan
No comments
Bệnh đang gia tăng
Theo PGS. Trần Đắc Phu, năm 2014, Việt Nam ghi nhận gần 31.850 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 20 ca tử vong (riêng miền Nam chiếm 95%). Số ca mắc và chết do SXH của năm 2014 thấp nhất trong 10 năm qua nhưng năm 2015, dự báo dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp, gia tăng nếu không kiểm soát tốt. Riêng ba tháng đầu năm 2015 cả nước ghi nhận 8.320 ca mắc; riêng miền Nam số ca mắc tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đã có 6 trường hợp tử vong, trong đó TP.HCM có hai ca. ThS.BS. Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng cho biết: số ca mắc bệnh trên địa bàn TP ba tháng đầu năm đã tăng 41% so với cùng kỳ năm 2014, nguyên nhân là do đuôi dịch 2014 kéo dài.
PGS.TS. Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết thêm, bệnh SXH có nguy cơ tăng số mắc ở người lớn, tập trung ở các địa phương phát triển mạnh về đô thị và khu công nghiệp. Phân bố số mắc SXH khu vực phía Nam cho thấy người bệnh ở các tỉnh ĐBSCL chủ yếu là trẻ dưới 15 tuổi, trong khi tại các tỉnh Đông Nam Bộ thì số bệnh nhân người lớn lại rất cao. Khi người lớn mắc bệnh không được chủ quan, đặc biệt là bệnh nhân nặng. Bởi bản chất của SXH nặng ở người lớn rất phức tạp, bệnh nhân dễ bị sốc nhiễm trùng, rối loạn đông máu phải thở máy…
Thời gian này, nhiều trẻ phải đi khám bệnh. Ảnh: N.Hưng
Có thể mắc lại bệnh nhiều lần
Bệnh SXH do virút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh SXH lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau, tuy nhiên rất hiếm khi mắc bệnh lại lần thứ 4. PGS. Phan Trọng Lân lưu ý, Viện Pasteur TP.HCM chưa ghi nhận có sự biến đổi gen của virút SXH nhưng týp D3 đang trong giai đoạn tiến lên và sẽ lan rộng. Năm 2013, týp D3 chỉ xuất hiện ở 4 tỉnh thì năm 2014 đã lên 8 tỉnh và tiếp tục lan rộng.
Người mắc bệnh và người nhiễm vi rút không triệu chứng là nguồn truyền bệnh quan trọng. Trong ổ dịch sốt xuất huyết cứ 1 trường hợp mắc bệnh điển hình thì có hàng chục trường hợp mang virút tiềm ẩn, không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng là nguồn bệnh để lây cho người khác. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước sạch trong nhà và khu vực quanh nhà như bể, thùng, lu, vại, thạp chứa nước sạch; chai lọ, lọ hoa, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng có chứa nước đọng. Thậm chí trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong nhiều tháng, khi gặp nước trứng sẽ nở ra. Trong suốt đời, muỗi cái đẻ tới 5 lần, mỗi lần vài chục trứng… việc kiểm soát vì thế gặp rất nhiều khó khăn.Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế nhận định dịch bệnh có thể tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt vào mùa mưa nếu không triển khai khai quyết liệt các biện pháp phòng chống.
Bệnh SXH thường có biểu hiện rất cấp tính như: sốt cao đột ngột, kéo dài 2 - 7 ngày, đi cùng với các triệu chứng đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp và có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: da đỏ xung huyết, ban xuất huyết, đốm xuất huyết, chảy máu chân răng, chảy máu mũi... Những trường hợp nặng bệnh tiến triển dẫn tới tình trạng sốc: vật vã, li bì, mạch nhanh, huyết áp tụt, hôn mê và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Chặn bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè
Thứ Sáu, tháng 5 15, 2015
doanh nhan
No comments
Thời tiết mùa hè ở nước ta thường nắng nóng kéo dài cùng với độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các virut, vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển mạnh và là yếu tố gây bệnh cho con người. Trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh mà trẻ em hay mắc thậm chí dẫn đến tử vong như viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp...
Viêm não Nhật Bản B
Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virut gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh viêm não Nhật Bản có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề. Biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này. Tuy bệnh nguy hiểm là thế nhưng việc phòng ngừa không khó. Bằng cách cần phải giữ môi trường trong sạch, nhà ở thoáng mát, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi và côn trùng, tiêm vaccin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ đúng lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Giữ gìn vệ sinh và tiêm vaccin phòng bệnh đầy đủ là cách ngăn chặn bệnh hiệu quả nhất cho trẻ.
Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) có 2 triệu chứng cơ bản, đó là: sốt và xuất huyết. Trong đó, triệu chứng sốt là cơ bản vì luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Chứng sốt trong bệnh SXH có một số đặc điểm khác với chứng sốt của bệnh khác với 3 đặc điểm: Sốt đột ngột; sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-400C hoặc cao hơn, sờ vào trán trẻ thấy nóng ran; Sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, có cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên. Chứng sốt này thường kéo dài từ 2-7 ngày. Kèm theo sốt nhiều trẻ còn đau bụng, thường là đau vùng rốn hoặc bên phải rốn. Ói mửa, sình bụng cũng là triệu chứng hay gặp. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: có trẻ chỉ chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng; có trẻ lại chảy máu dưới da, nôn hay đại tiện ra máu. Có những trẻ bị xuất huyết nhưng lại không hề có một triệu chứng xuất huyết nào. Dù có hoặc không triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm đó là sốc xuất huyết. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân SXH độ 1 - độ 2 có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 cha mẹ cần theo dõi bệnh của trẻ thật chu đáo để phát hiện các triệu chứng tiền sốc, bao gồm: Trẻ đang tỉnh táo bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã; Trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít; Tay, chân lạnh; Da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại. Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát. Nhất là từ ngày thứ 3 của bệnh (tính từ ngày bắt đầu sốt), nếu nhận thấy một hoặc vài triệu chứng kể trên thì phải cấp tốc đưa trẻ đến bệnh viện. Phòng SXH bằng cách ngủ màn chống muỗi đốt.
Tiêu chảy cấp
Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả...) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Cơ chế gây bệnh có thể do độc tố của vi khuẩn gây ra, triệu chứng thường xuất hiện sớm (dưới 6 giờ sau khi nhiễm bệnh) hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện muộn hơn.Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tiêu chảy cấp nếu không theo dõi và điều trị đúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do mất nước và điện giải. Do vậy, khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống, tốt nhất là uống dung dịch oresol, truyền dịch chỉ thực hiện khi mất nước nặng, trẻ nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa, men vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị cầm tiêu chảy.
BS. Trần Thị Hạnh
Trị rôm sảy cho bé bằng các loại lá tắm
Thứ Sáu, tháng 5 15, 2015
doanh nhan
No comments
Biểu hiện
Rôm sảy là những nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh, thường mọc rải rác ở đầu, cổ, ngực, lưng... Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và có cảm giác nóng rát. Vì vậy, trẻ khi bị rôm sảy thường gãi ngứa dễ làm da bị lở do viêm nhiễm.
Để trị rôm sảy nhanh và na toàn, bạn có thể dùng một số loại lá nấu nước tắm cho bé.
Mướp đắng không chỉ là món ăn vừa lành vừa bổ, mà còn rất hữu hiệu với làn da rôm sảy của bé. Vì vậy, nếu bé nhà bạn đang bị rôm sảy, mẩn ngứa, bạn có thể mua vài quả mướp đắng tắm cho bé. Mỗi lần tắm chỉ cần 2 quả vừa là được. Cách nấu: Rửa sạch mướp đắng, sau đó xay/ giã nát, lọc lấy nước để tắm cho bé. Với cách này, bạn sẽ bất ngờ với làn da mát lạnh của con.
Lá kinh giới
Nước lá kinh giới có thể giúp da bé nhanh mát, mịn, hết rôm sảy.
Mẹ cũng có thể trị rôm sảy cho con bằng nước lá kinh giới. Nếu có sẵn lá tươi, bạn chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nếu không, mẹ có thể phơi khô lá kinh giới và để ở nơi khô ráo để dùng dần. Mỗi lần tắm, mẹ lấy một nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi một lúc rồi pha vào nước tắm cho bé. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với làn da mịn màng, hết rôm sảy của con sau vài lần tắm.
Lá dâu tằm
Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ khi lá dâu tằm có tác dụng trị rôm sảy đặc biệt hữu hiệu. Hãy lấy một nắm lá dâu tằm, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra tắm cho bé (mẹ nên nấu nhiều nước rồi dùng chính nước đó để nguội bớt tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh nữa).
Để trị rôm nhanh hơn, mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục vài ngày là rôm không mọc nữa, nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.
Lá khế
Bạn có thể trị rôm sảy cho con bằng nước lá khế. Lấy một nắm lá khê ngâm, rửa thật sạch rồi bỏ tuốt phần gân cứng, đem xay/ giã nát với một chút muối hạt.
Sau đó, bạn đem lọc nước lá khế vào chậu nước ấm rồi tắm cho con. Thực hiện liên tục trong 3-4 ngày là mẹ có thể thở phào vì vùng da chi chít rôm của con đã được cải thiện đáng kể.
Sài đất
Lá sài đất tươi cũng có thể dùng để tắm trị rôm sảy cho bé. Mẹ có thể tắm liên tục trong vài ngày là da bé sẽ mát dịu trở lại và những nốt rôm sảy cũng bay đi đáng kể.
Lá tía tô
Lá tía tô cũng là một loại lá có tác dụng giải nhiệt, làm mát rất tốt. Bạn có thể lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ vùng lưng bị rôm sảy vài lần mỗi ngày. Để nước cốt lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho con là ổn.
Hạ Vy
Các bệnh mùa hè trẻ con dễ gặp
Thứ Sáu, tháng 5 15, 2015
doanh nhan
No comments
Say nắng
Mùa hè có thể là rất lý tưởng với trẻ em vì không phải học và chỉ vui chơi khiến chúng rất phấn khích. Trẻ lại có xu hướng uống ít nước và mất cảm giác ngon miệng. Điều này dẫn tới tình trạng mất nước và yếu mệt, sốt.
Nôn, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi và chuột rút là các triệu chứng của say nắng ở trẻ bạn cần nhận biết nhanh chóng. Điều trị sớm có thể giúp trẻ tránh được hậu quả.
Ảnh minh họa: Babble.
Mụn nhọt
Mùa hè thường có một số loại thực phẩm “nóng” mà trẻ rất yêu thích. Thêm vào đó, trẻ bị đổ mồ hôi trong khi chơi, điều này cho phép vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông. Vi khuẩn này cùng với bụi bẩn và hormone kích động liên quan đến sự phát triển của trẻ và nhiều nguyên nhân khác, kết quả là gây ra mụn nhọt. Cách duy nhất để tránh mụn nhọt hoặc ít nhất là kiểm soát chúng là giữ gìn vệ sinh và giữ cho da trẻ luôn khô ráo.
Bệnh liên quan đến nước
Bạn chỉ có thể kiểm soát những gì trẻ ăn uống ở nhà chứ không kiểm soát được những thứ trẻ ăn uống bên ngoài. Do đó, trẻ dễ bị mắc các bệnh liên quan đến nước như vàng da, kiết lỵ, thương hàn và dịch tả. Những bệnh này xảy ra do ăn, uống nước bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Chúng ta không thể bảo vệ trẻ hoàn toàn nhưng có thể giáo dục chúng về nguy cơ sức khỏe từ việc ăn uống ở các hàng quán vỉa hè.
Bệnh sốt rét
Nhiệt độ nóng bức là yếu tố làm gia tăng sự sản sinh côn trùng. Khi trẻ chơi ngoài trời, trẻ rất dễ bị muỗi cắn ngay cả khi đã bôi kem chống muỗi vì mồ hôi mùa hè sẽ làm trôi đi cả loại kem chống muỗi tốt nhất. Muỗi là thủ phạm chính gây bệnh sốt rét nhưng ngoài ra còn các loại bọ ve và các loài côn trùng ăn máu. Một giải pháp tốt là hãy đảm bảo khu vực trẻ chơi được khử trùng thường xuyên.
Khuyến cáo:
Để tránh bệnh mùa hè, bạn cần bảo đảm cho trẻ chế độ ăn uống nhiều nước và thực phẩm giàu chất xơ. Bổ sung nhiều rau và hoa quả tươi, tránh thực phẩm nhiều gia vị và dầu. Luôn luôn cho con mặc quần áo phù hợp, tốt nhất là mặc đồ cotton. Sử dụng thuốc xịt, kem chống muỗi, thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch. Dạy trẻ cách xử lý khi bị ra nhiều mồ hôi. Và hơn hết, bạn hãy dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh trong những tháng mùa hè.
8 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn
Thứ Sáu, tháng 5 15, 2015
doanh nhan
No comments
Pha sữa quá đặc và ngọt
Thực tế: Sữa đặc không những ảnh hưởng đến huyết áp mà còn gây táo bón và cảm giác đau rát khi bé đại tiện. Lượng đường quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ kẽm, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến sự chán ăn, giảm khả năng miễn dịch khiến trẻ dễ nhiễm bệnh đặc biệt là tiêu chảy.
Cách khắc phục: Pha sữa theo đúng hướng dẫn
Dùng viên vitamin thay thế rau củ
Thực tế: Các loại rau củ là nguồn vitamin phong phú và chứa các loại nguyên tố vi lượng và khoáng chất cần thiết cho bé. Rau củ quả nhiều chất xơ, giúp trẻ thúc đẩy đi tiêu, duy trì phân trơn làm sạch răng, có lợi cho răng và giúp lợi khỏe mạnh.
Cách khắc phục: Vitamin dạng viên không thể thay thế các loại rau, củ quả rau bởi rau xanh giúp trẻ giảm nguy cơ táo bón và sâu răng.
Lòng đỏ trứng gà và rau bina xanh giúp bổ máu
Thực tế: Trứng rất giàu sắt, nhưng tỷ lệ đường ruột hấp thụ được lại rất thấp. Hàm lượng sắt trong rau bina thấp hơn với các loại đậu, tỏi tây, cần tây, vv, và không dễ dàng hấp thụ trong ruột để tạo thành oxalat sắt. Vì vậy, chỉ dùng lòng đỏ trứng và rau bina sẽ không bổ sung đủ máu cho bé.
Cách khắc phục: Ngoài lòng đỏ trứng và rau bina, ăn gan, cá, thịt lợn nạc, thịt bò, thịt cừu, rau đậu, tỏi tây, cần tây, đào, chuối, quả óc chó, táo đỏ là những thực phẩm giàu chất sắt và đều được dễ dàng hấp thụ trong ruột. Kết hợp ăn thịt và rau quả sẽ giúp trẻ hấp thụ sắt tốt hơn.
Đường không tốt cho bé
Thực tế: Đường có lợi cho sự phát triển của trẻ nếu được sử dụng một lượng thích hợp. Ăn một ít kẹo trước khi tắm giúp trẻ phòng ngừa chóng mặt; khi trẻ vận động liên tục hãy bổ sung và duy trì năng lượng bằng cách cho bé ăn kẹo nửa tiếng một lần; khi đói ăn kẹo giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng hạ đường huyết; ăn kẹo trước bữa ăn 2 giờ không ảnh hưởng sự ngon miệng mà còn bổ sung năng lượng và có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Cách khắc phục: Bạn có thể lựa chọn một số đồ ăn vặt có chứa đường như: táo đỏ, nho khô, trái cây khô, hoa quả, quả hạch, các sản phẩm từ sữa. Chúng không chỉ đáp ứng sở thích ăn kẹo và đồ ngọt và giúp trẻ bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Không cho trẻ ăn quà vặt
Thực tế: Trẻ rất thích hoạt động nên năng lượng tiêu thụ của một ngày là khá lớn. Vì vậy ngoài bữa ăn chính hãy bổ sung cho trẻ năng lượng và dinh dưỡng bằng những thực phẩm hữu ích khác bằng cách cho trẻ ăn một số loại quà vặt để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể.
Cách khắc phục: Nên bổ sung thức ăn cho bé một cách có khoa học. Trước hết, thời gian ăn vặt cần hợp lý, tốt nhất nên cho bé ăn giữa hai bữa chính. Ngoài ra, lượng thức ăn cũng nên vừa đủ không thể ảnh hưởng đến bữa ăn tối. Lựa chọn thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa, dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến răng của trẻ, không nên quá ngọt hay dầu mỡ.
Thường xuyên cho bé uống nước ngọt
Thực tế: Nước ngọt là một loại đồ uống nhưng không thể thay thể nước uống tự nhiên. Vị ngọt và chua trong nước ngọt được làm từ chất làm ngọt, chất tạo màu, hương vị để tăng thêm khẩu vị cho trẻ nhưng không dập tắt cơn khát cho bé và gây cảm giác no ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của trẻ.
Cách khắc phục: Tốt nhất hãy giải tỏa cơn khát cho trẻ bằng nước đun sôi. Để trẻ thích uống nước hơn hãy cho thêm nước trái cây nguyên chất vào nước uống hằng ngày của trẻ.
Bổ sung vitamin A càng nhiều càng tốt
Thực tế: Mặc dù vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể nhưng nó là một vitamin tan trong chất béo, nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ gây ra ngộ độc. Trẻ sơ sinh hàng ngày sử dụng 5-10.000.000 đơn vị quốc tế các vitamin, trong vòng sáu tháng có thể gây ra đau xương, rụng tóc, chán ăn và biểu hiện khác của ngộ độc mãn tính.
Cách khắc phục: Dùng vitamin A theo hướng dẫn của bác sĩ và cách bổ sung vitamin an toàn nhất là cố gắng cho bé bú sữa mẹ và tăng khẩu phần ăn theo độ tuổi, chú ý các thực phẩm giàu vitamin A trong chế độ ăn của bé.
Thái độ nghiêm khắc khi bé biếng ăn
Thực tế: Thái độ yêu thích của bé với một số loại thực phẩm chính là biểu hiện đầu tiên của triệu chứng biếng ăn. Có thể bé không thích ăn đồ ăn trong một thời gian nhưng điều này sẽ biến mất khi bé muốn ăn trở lại.
Cách khắc phục: Các bà mẹ không nên quá lo ngại về vấn đề này, và có thái độ quá nghiêm khắc về chứng biến ăn của bé. Nếu không sẽ để lại trong tâm trí bé cảm giác sợ hãi khiến trẻ không muốn ăn thực phẩm không thích thậm chí bỏ ăn.
Hạnh Phúc (theo QT)
Nhận biết và xử trí viêm ruột thừa ở trẻ em
Thứ Sáu, tháng 5 15, 2015
doanh nhan
No comments
Ruột thừa là một cơ quan nhỏ như ngón tay dính với ruột già nằm ở phía dưới bên phải của ổ bụng. Bên trong ruột thừa hình thành một túi cùng thường mở ra vào ruột già. Khi hoạt động mở của chiếc túi cùng này bị cản trở, ruột thừa sưng lên và có thể dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn.
Nếu ruột thừa bị nhiễm trùng không được cắt bỏ, nó có thể vỡ và truyền vi khuẩn đi, gây nhiễm trùng khắp vùng bụng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Viêm ruột thừa thường ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi 11-20. Phần lớn các ca bệnh xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10. Những trẻ mà tiền sử gia đình có người bị viêm ruột thừa có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này, đặc biệt ở bé trai.
Viêm ruột thừa không phải là nguyên nhân thường gây ra đau bụng, nhưng các bậc cha mẹ có khuynh hướng lo lắng nhiều về chứng bệnh này khi nó xảy ra với trẻ. Điều quan trọng là phải biết cách nhận ra các dấu hiệu của căn bệnh này và phân biệt nó với bệnh đau dạ dày để trẻ được chăm sóc y tế thích hợp.
Không có cách nào để ngăn ngừa viêm ruột thừa. Nhưng với các phương pháp kiểm tra và xét nghiệm tinh vi hiện nay, cùng với kháng sinh, hầu hết các trường hợp bệnh viêm ruột thừa có thể được xác định và điều trị mà không gây biến chứng.
Các triệu chứng của viêm ruột thừa: Các triệu chứng đặc trưng của viêm ruột thừa thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, đau xung quanh rốn, và có thể đi kèm với nôn mửa, tiêu chảy hay táo bón...
- Đau bụng dữ dội, đặc biệt vùng quanh rốn hay vùng bụng dưới bên phải (cơn đau có thể bắt đầu xuất hiện rồi hết, sau đó trở thành cơn đau kéo dài và đau nhói).
- Sốt nhẹ.
- Không muốn ăn.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Tiêu chảy (đặc biệt tiêu ít và có nước nhầy).
- Thường xuyên đi tiểu và/hoặc cảm thấy nặng bụng buộc phải đi tiểu.
- Bụng sưng hoặc trương lên, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Nếu viêm ruột thừa không được điều trị thì ruột thừa bị viêm có thể vỡ trong vòng 24 đến 27 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Nếu ruột thừa bị vỡ, cơn đau ở trẻ có thể lan ra khắp vùng bụng và trẻ có thể bị sốt rất cao.
Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm ruột thừa, hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hoặc cho trẻ ăn hay uống thứ gì.
Cách phát hiện cúm ở trẻ nhỏ
Thứ Sáu, tháng 5 15, 2015
doanh nhan
No comments
Bệnh cảm cúm thông thường là một nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi một trong hơn 100 loại virut. Các virut có thể gây ra cảm cúm ở trẻ bao gồm Enterovirus và Coxsackievirus. Khi trẻ đã bị nhiễm loại virut nào, bé sẽ có miễn dịch với virut đó. Nhưng vì có quá nhiều virut gây cảm cúm, nên bé vẫn bị mắc bệnh cảm cúm vài lần trong 1 năm và nhiều lần trong cuộc đời.
Vì sao trẻ nhỏ mắc cảm cúm?
Em bé có thể bị nhiễm virut trong các trường hợp: qua không khí, khi một người nào đó bị bệnh cảm cúm ho, hắt hơi hoặc nói làm bắn virut ra không khí và em bé hít phải; do lây trực tiếp: khi người bệnh chạm miệng, mũi của mình vào miệng hoặc mũi của em bé, hoặc chạm vào bàn tay của bé, sau đó bé dụi mắt hay đưa tay lên miệng mà nhiễm bệnh; một số virut có thể sống trên bề mặt đồ vật trên 2 giờ, em bé có thể nhiễm virut bằng cách chạm vào một bề mặt đồ vật bị ô nhiễm như gối, chăn, đồ chơi, quần áo...
Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để trẻ dễ ho, tống đờm và dịch tiết, giúp thông thoáng mũi họng.
Phát hiện cảm cúm ở trẻ nhỏ
Các dấu hiệu cảm cúm thông thường ở trẻ nhỏ là: mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi. Chảy nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu, sau đó nước mũi thường trở nên đặc hơn và biến thành màu vàng hoặc màu xanh.
Vì vậy, các bà mẹ cần chú ý phát hiện và đưa con đi khám bệnh kịp thời nếu thấy các triệu chứng: trẻ sốt trên 38,9oC trong 1 ngày; dường như bé bị đau tai hay khóc và cọ bên tai đau xuống gối; mắt màu đỏ hoặc màu vàng, xuất hiện rỉ mắt; trẻ có ho kéo dài hơn một tuần; nước mũi đặc, vàng hoặc xanh trong hơn hai tuần; bé biếng ăn; ho, buồn nôn hoặc nôn; da thay đổi màu da. Trẻ có thể bị ho ra máu ít hoặc máu có lẫn trong đờm; bé khó thở hoặc là xanh tái ở niêm mạc môi và miệng.
Các biến chứng do cúm
Trẻ nhỏ bị cảm cúm nếu không được phát hiện và điều trị tích cực có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:
Viêm tai giữa: khoảng 5-15% trẻ em cảm cúm sẽ dẫn đến một nhiễm khuẩn ở tai. Bệnh viêm tai giữa xảy ra khi vi khuẩn hoặc virut xâm nhập vào khoang tai phía sau màng nhĩ. Khi đó trẻ có biểu hiện thở khò khè; sốt; đau tai với dấu hiệu trẻ hay khóc, lắc đầu, cọ tai xuống gối; nặng hơn thấy chảy mủ tai...
Viêm xoang: nếu trẻ bị cảm cúm thông thường mà không được điều trị có thể dẫn đến viêm xoang. Đây là bệnh nhiễm khuẩn thứ cấp. Trẻ có dấu hiệu: đau trong xoang nên quấy khóc nhiều, có thể có sốt, kém ăn, khó ngủ...
Ngoài ra trẻ có thể bị viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản và thanh quản. Các bệnh lý này phải do bác sĩ khám và chẩn đoán.
Chăm sóc và điều trị cho bé
Đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh cảm cúm. Việc điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng và nâng cao thể trạng cho bé. Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virut cảm cúm. Cha mẹ hay người chăm sóc trẻ có thể giúp cải thiện triệu chứng cho bé như: hút đờm, nước mũi ra để làm thông thoáng đường hô hấp cho trẻ dễ thở. Nếu trẻ sơ sinh có cơn sốt 38oC hoặc cao hơn và có vẻ khó chịu, có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt acetaminophen với liều lượng thích hợp với độ tuổi theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc ibuprofen có thể dùng với trẻ trên 6 tháng tuổi. Không bao giờ cho trẻ uống aspirin bởi vì nó có thể kích hoạt hội chứng Reye gây tử vong. Không cho trẻ sơ sinh uống các chế phẩm ho cảm, vì các chế phẩm này không giúp cải thiện bệnh mà còn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Làm loãng đờm nhầy bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để trẻ dễ ho khạc đờm ra ngoài, giúp thông thoáng mũi họng. Hút mũi của bé bằng cách dùng miệng hút trực tiếp, hoặc dùng dụng cụ chuyên dụng để hút nước mũi cho bé mỗi khi bé hắt hơi hoặc chảy nhiều nước mũi. Làm ẩm không khí: dùng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé có thể giúp cải thiện triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi. Cho bé xông nước ấm để tránh khô nẻ niêm mạc mũi, miệng.
Cần cho bé ăn uống đầy đủ, nhất là phải uống đủ nước để tăng đào thải virut ra khỏi cơ thể và để tránh mất nước. Nếu mẹ đang cho bú, cần cho trẻ bú đầy đủ như lúc trẻ còn khỏe. Bởi ngoài chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp thêm miễn dịch bảo vệ trẻ chống lại virut gây cảm cúm.
Phòng bệnh cho bé
Cảm cúm thường lây lan qua các giọt nước bọt nhỏ từ người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi vào không khí. Vì vậy cần tránh cho người bệnh tiếp xúc với trẻ hoặc không nên ở chung phòng với trẻ. Cần cho trẻ uống nhiều nước và rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch cho trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. Người lớn cần rửa tay trước khi cho trẻ ăn hay chăm sóc cho em bé. Luôn làm sạch đồ chơi của bé và núm vú của bình bú sữa.
BS. Đinh Lan Anh
Điếc ở trẻ em và cách tầm soát
Thứ Sáu, tháng 5 15, 2015
doanh nhan
No comments
Viêm tai giữa tiết dịch được xem là nguyên nhân chính gây điếc ở trẻ em. Theo PGS.TS. Lâm Huyền Trân - Đại học Y Dược TP.HCM, những nghiên cứu gần đây đã chứng minh phát hiện sớm điếc bẩm sinh, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời và can thiệp sớm có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và nói chuyện gần như bình thường so với những đứa trẻ khác.
Viêm tai giữa là thủ phạm chính
PGS. Lâm Huyền Trân cho biết, bộ máy nghe ở con người là một hệ thống phức tạp truyền tải và xử lý âm thanh. Âm thanh từ môi trường được thu nhận ở tai ngoài qua ống tai đến màng nhĩ và tạo ra sự rung động của màng nhĩ. Sự rung động này tạo nên một năng lượng dẫn truyền qua chuỗi xương con đến cửa sổ bầu dục tác động lên lớp dịch bên trong ốc tai làm các tế bào lông bị rung động. Sự rung động của các tế bào lông sẽ tạo nên một xung động truyền đến vỏ não. Tại đây thông tin sẽ được hệ thống thần kinh tiếp nhận và xử lý để tạo ra đáp ứng của cơ thể phù hợp với âm thanh vừa nhận được. Bình thường ngưỡng nghe của con người là 0db và ở tần số 500 - 4.000Hz. Khả năng nghe sẽ bị ảnh hưởng nếu bất kỳ giai đoạn nào trong quy trình tiếp nhận và xử lý âm thanh này bị giới hạn hay gián đoạn.
Theo định nghĩa của Chương trình tầm soát thính lực trẻ sơ sinh toàn cầu (UNHS) do Hiệp hội Nghe trẻ em (JCIH) đưa ra: “Điếc là tình trạng ngưỡng nghe trung bình 30 - 40db hoặc hơn ở những tần số thuộc quan trọng trong giao tiếp bằng lời dẫn truyền hay tiếp nhận ở một hay cả hai bên tai”. Có nhiều cách để phân loại điếc khác nhau dựa trên bất thường cấu trúc giải phẫu, mức độ tổn thương hoặc giai đoạn điếc được phát hiện hay tiến triển. Giảm thính lực có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tai.
Trên thực tế, bác sĩ thường phân loại đơn giản như điếc nhẹ: dưới 39db, điếc vừa: từ 40 - 69db, điếc nặng: từ 70 - 94db, điếc sâu: trên 95db. Hay phân loại điếc dựa vào thời điểm xuất hiện: điếc bẩm sinh (trẻ mới sinh ra đã bị điếc), điếc tiến triển (thính lực giảm từ từ), điếc xuất hiện muộn (thính lực giảm sau một giai đoạn hoàn toàn bình thường) và điếc mắc phải (thường do tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ như: tiếng ồn, động cơ, thuốc…).
Viêm tai giữa tiết dịch được xem là nguyên nhân chính gây điếc trẻ em. Nhóm nguyên nhân này thường gây giảm thính lực khoảng 20 - 50db. Nếu được phát hiện và can thiệp sớm, thính lực sẽ trở về bình thường trong đa số các trường hợp. Cứ 1.000 trẻ sinh ra sẽ có 1 - 2 trẻ điếc tiếp nhận ở mức độ nặng hay rất nặng. Trẻ sinh ra phải nằm lại ở khoa săn sóc đặc biệt có nguy cơ điếc cao gấp 10 lần so với trẻ bình thường.
Viêm tai giữa tiết dịch được xem là nguyên nhân chính gây điếc trẻ em
Phát hiện sớm điếc bẩm sinh
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh: phát hiện sớm điếc bẩm sinh đặc biệt trong 6 tháng đầu đời và can thiệp sớm có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và nói chuyện bình thường so với những đứa trẻ khác. Trước đây việc tầm soát nghe kém chỉ thực hiện trên những trẻ có nguy cơ cao, nhưng hiện nay tại các nước phát triển chương trình này được áp dụng thường quy cho các bé khi vừa chào đời, trước khi xuất viện hoặc 2 tuần sau sinh.
Ủy ban Chăm sóc sức nghe trẻ em JCIH sau đó đã đưa ra quy trình tầm soát và can thiệp sớm cho trẻ bị khiếm thính cụ thể và hoàn chỉnh hơn. Tất cả trẻ nên được tầm soát khiếm thính trước 1 tháng tuổi. Những trẻ có bất thường thính lực trong 2 lần kiểm tra đầu tiên cần được đánh giá tình trạng sức khỏe toàn diện và thính lực trước khi được 3 tháng tuổi. Khi chẩn đoán nghe kém đã xác định, trẻ cần được can thiệp sớm trước 6 tháng bằng cách đeo máy trợ thính, cấy điện ốc tai hay sử dụng các thiết bị hỗ trợ thích hợp.
Chương trình tầm soát trẻ khiếm thính trước đây đã được thực hiện với phương tiện sơ khai tạo tiếng ồn để quan sát phản ứng của trẻ. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có thể tầm soát căn bệnh này cho trẻ bằng các phương tiện như khảo sát âm ốc tai, đo điện thính giác thân não hay đánh giá đáp ứng điện sinh lý với các kích thích thính giác nhanh…
Nguyễn Huyền
Cách vệ sinh khi mũi trẻ bị viêm
Thứ Sáu, tháng 5 15, 2015
doanh nhan
No comments
Trẻ nhỏ dễ bị viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm mũi) là do cấu tạo của tuyến hạnh nhân mũi (VA) thường to, khi viêm sẽ sưng lên, gây bít tắc đường thở; do khả năng căng to hoặc nhỏ lại của cuốn mũi tuỳ theo nhiệt độ môi trường rất kém nên nhiệt độ không khí không được làm ấm lên khi vào phổi khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp.
Khi trẻ bị viêm mũi, việc vệ sinh mũi cho trẻ nếu không biết cách sẽ khiến các thuốc khó ngấm vào, hiệu quả điều trị giảm đi đáng kể, thậm chí còn làm bệnh tái đi tái lại, rất khó điều trị. Vệ sinh mũi là làm sạch toàn bộ đường mũi, chứ không phải là chỉ dùng tăm bông lấy rỉ mũi ở phía ngoài. Cách làm sạch mũi tốt nhất là rửa mũi bằng nước muối sinh lý natri clorid 0,9%. Nhiệt độ nước trước khi bơm vào mũi bé phải đạt 34-37oC. Lấy từ 1-1,5ml nước, bế trẻ nửa nằm, nửa ngồi, bơm hết nước vào 1 bên mũi, rất nhanh ngậm miệng kín 2 lỗ mũi của cháu và mút thật mạnh, dài hơi (nếu dùng các ống hút mũi thì phải bịt bên mũi kia lại). Sau đó làm tương tự ở bên kia. Phải hút từ 7-10 lần thì dịch nhầy nằm ở mũi sau mới ra được. Sau khi rửa mũi cho cháu xong không còn tiếng khụt khịt nữa mới được, nếu còn khụt khịt là không đúng. Với các cháu còn bé, rửa khi bé ngạt mũi nhiều và trước khi bé đi ngủ.