Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

6 cách giúp trẻ nói không với đồ ăn nhanh

Trẻ em được sinh ra đã có khả năng điều chỉnh nhu cầu ăn uống, chúng chỉ ăn khi thấy đói. Tuy nhiên, hồi bé phần lớn chúng ta lại “phớt lờ” những khả năng bẩm sinh. Chúng ta phát hiện ra bánh ngọt thì ngon hơn bông cải xanh, bánh mặn lại ngon hơn trái cây, nước soda thì tuyệt hơn sữa. Và chúng ta thèm ăn ngay cả khi không đói. Đa số trẻ không tự kiềm soát được nhu cầu ăn uống. Trong cuộc sống hiện đại, những đứa trẻ và cha mẹ bị “nhồi nhét” với vô số món ngọt và đồ ăn nhanh , đây thực sự là một thách thức đối với sức khỏe của trẻ về sau này.
Vậy làm thế nào đề giải quyết vấn đề? Lời khuyên của các nhà khoa học là hãy “dùng ý chí để tự kiềm chế”, mặc dù không hề dễ dàng. Đây là 6 gợi ý giúp trẻ ăn uống hợp lý mà bố mẹ và trẻ không cần quá căng thẳng với nhau:
1. Lên kế hoạch để tiến tới thành công
Rất dễ đưa ra những quyết định ăn uống sai lầm khi cảm thấy đói. Vì vậy, hãy lên kế hoạch cho các bữa ăn với đầy đủ chất đạm như sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, đậu, trứng, những thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ quả, chúng tạo cảm giác no lâu hơn. Đừng giữ những thực phẩm như kẹo, bánh trong nhà (lời khuyên: nếu bạn muốn giữ những đồ ăn ít năng lượng và dưỡng chất trong nhà, hãy để lên giá cao và đóng cửa tủ lại để không phải suy nghĩ về chúng).
2. Ngủ đủ giấc để tự kiểm soát tốt hơn
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khi được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ dễ dàng tránh xa “lời mời gọi” của những que kem. Điều đó cũng đúng với các con của bạn. Hãy chỉ cho chúng thấy giá trị của giấc ngủ.
Bật mí 6 cách giúp trẻ nói không với đồ ăn nhanh 1
(Ảnh minh họa: Internet)
3. Làm gương về sự tự kiềm chế
Hành động có ý nghĩ nhiều hơn lời nói. Vì thế lần tới, bạn hãy ăn hai chiếc bánh thay vì sáu chiếc để dạy lũ trẻ bài học về sự kiềm chế. Ngoài ra, để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, bạn không được nuông chiều con. Qua đó, bạn cũng tạo được “uy lực” riêng với con cái.
4. Tạo ra những áp lực tích cực
Các bạn cùng trang lứa và những người lớn có thể đóng vài trò quan trọng với việc con bạn ăn gì. Trong phần lớn trường hợp vào những dịp đặc biệt, những người xung quanh sẽ tạo động lực cho con bạn ăn uống hợp lý. Cha mẹ hãy làm gương bằng cách nấu những món ăn có lợi cho sức khỏe và giới hạn lượng đồ ăn khi con có bạn bè đến chơi.
5. Nhận ra giới hạn của sự tự kiểm soát
Ngay cả ý chí cũng có giới hạn. Trong cả một ngày, bạn và con đều làm nhiều việc tiêu hao nguồn năng lượng này như: bạn dậy sớm vì công việc khi còn buồn ngủ, hay với con bạn, nó phải ngồi yên dù muốn được chạy nhảy. Khi bạn căng thẳng việc kiểm soát sự ham muốn càng khó khăn hơn, vì vậy điều quan trọng hơn là hãy lên kế hoạch với các thành viên trong gia đình và xây dựng thói quen ăn uống hợp lý.
6. Hãy tin tưởng con bạn
Những mong muốn thôi thúc bên trong có thể giảm theo thời gian, nhưng không hề bị dập tắt. Vì thế, bắt đầu từ bây giờ, hãy tin vào bản năng của con cái bằng cách đừng chăm sóc chúng quá nhiều. Không bao giờ dùng thực phẩm, đồ ăn ngọt hay nhiều chất béo làm phần thưởng cho lũ trẻ. Bạn càng thực hiện sớm bao nhiêu, thì càng dễ hơn để dạy con cách tự kiểm chế bản thân cho cả chặng đường dài phía trước.
Theo Tri thức trẻ/ Parenting

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons