Trẻ nhỏ thường bị hai loại u mạch máu: u lành tính của tế bào nội mạc lát thành mạch máu, xuất hiện lúc mới sinh, phát triển rất nhanh ở nhũ nhi. U dị dạng mạch máu cũng xuất hiện lúc mới sinh nhưng phát triển chậm hơn và tồn tại tới tuổi trưởng thành. U máu có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể như ở da vùng đầu, mặt, cổ, ngực, chân, tay; ở mắt, vòm, miệng, họng; hoặc ở trong nội tạng như gan, thận…
Coi chừng trẻ bị u mạch máu
Một đứa trẻ có thể bị u mạch máu do: di truyền, nếu bố mẹ bị bệnh thì con cái có 50% nguy cơ mắc bệnh, vì vậy nếu là bố hoặc mẹ đã bị bệnh này thì bạn cần lưu ý rằng con bạn cũng dễ mắc bệnh. Do rối loạn hormon: ở trẻ nhỏ, biểu hiện rối loạn các loại hormon trong cơ thể thường chưa rõ, vì thế thật khó mà dựa vào rối loạn này để phát hiện u mạch máu. Ngược lại có thể từ u mạch máu xuất hiện, chúng ta chú ý đến khả năng rối loạn nội tiết của trẻ. Do rối loạn miễn dịch: nếu trẻ bị suy giảm miễn dịch như trong các trường hợp bị bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virut, dùng thuốc corticoid cũng dễ bị u mạch máu. Do bất thường về mạch máu: thông động tĩnh mạch, dị dạng động mạch, tĩnh mạch… Do ảnh hưởng của hoá chất độc hại, như cha mẹ thường xuyên làm việc tiếp xúc với hóa chất độc hại , hay môi trường sống của trẻ gần nơi bị ảnh hưởng của hóa chất. Do cha mẹ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virut trong thời kỳ mang thai, đứa con sinh ra có thể bị u mạch máu. Do chấn thương: nếu con bạn bị chấn thương do ngã, va đập phải vật cứng… có thể xuất hiện u mạch máu.
Các loại u mạch máu ở trẻ em.
|
Nhận biết một khối u mạch máu
Biến chứng của u mạch máu
Các u mạch máu ở trong miệng, trên môi, mũi hay trên mi mắt có thể gây cho trẻ những khó khăn khi ăn uống, hô hấp hay tầm nhìn. U máu ở họng, hạ họng không được chẩn đoán và xử lý kịp thời sẽ lan rộng hoặc xâm lấn vào thanh quản gây ra các biến chứng như khó thở, chảy máu ồ ạt, khó cầm do vị trí khối u ở sâu. Nếu u mạch quá to, có thể làm mất thẩm mỹ và gây rối loạn máu. U mạch ở bộ phận sinh dục nữ, trực tràng... có thể gây xuất huyết bên trong u máu, xuất huyết ra ngoài, lở loét, bội nhiễm.
|
Lưu ý trong phòng và chữa bệnh
Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 90% u mạch cũ và 60% các u mạch dưới da hay hỗn hợp sẽ tự teo đi hoàn toàn trong vòng vài năm, không cần điều trị. Tuy nhiên chỉ có bác sĩ khám mới quyết định bệnh nhân có cần điều trị hay không. Vì vậy cần cho bệnh nhân đi khám để được chẩn đoán và chỉ định điều trị đúng. Một số u mạch máu do vị trí, kích thước, diễn biến phức tạp, có nguy cơ đe dọa tính mạng của trẻ, gây mất thẩm mỹ thì cần phải điều trị. Điều trị các u máu có thể dùng các phương pháp: uống thuốc; tiêm chất gây xơ; laser; phẫu thuật. Phương pháp tiêm xơ rất có hiệu quả đối với loại u máu tế bào nội mạc mạch máu. Đối với u dị dạng mạch máu có thể dùng laser, nhưng có nhược điểm là gây đau đớn cho bệnh nhân. Phẫu thuật đối với các trường hợp u dị dạng bạch mạch, tĩnh mạch.
Để tránh cho trẻ khỏi bị u mạch, cần chú ý các yếu tố sau: ảnh hưởng của hoá chất độc hại có thể gây u mạch ở trẻ nhỏ, vì vậy nếu cha mẹ thường xuyên làm việc tiếp xúc với hóa chất độc hại cần có biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang hay mặt nạ phòng độc, đeo kính bảo hộ, đeo găng tay, đi ủng để hạn chế tác hại của hóa chất. Trẻ cũng cần được cách ly với môi trường bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất độc hại. Phụ nữ mang thai cần phòng tránh và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn hay nhiễm virut. Luôn có người trông nom bế ẵm trẻ để tránh cho trẻ bị ngã, va đập vào vật cứng hoặc đồ chơi gây chấn thương. Mặc quần áo dài, đeo bao tay, tất chân cho trẻ nhỏ để tránh bị côn trùng đốt. Theo dõi và điều trị kịp thời các tổn thương do chấn thương hay côn trùng cắn tại các vùng mạch máu dễ gây ra u mạch.
ThS.Trần Quốc An
0 nhận xét:
Đăng nhận xét