Sởi là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao do virus gây ra, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em. Sởi thường xuất hiện nhiều vào cuối năm cũ, đầu năm mới
Khi trẻ mắc bệnh sởi, nếu được mẹ lưu ý phát hiện sớm sẽ không có gì đáng lo lại. Tuy nhiên, nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Những cách phòng bệnh sởi cho trẻ sau đây sẽ giúp các mẹ luôn bảo vệ cho con khi những ngày Tết đang cận kề.
Biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ
Dấu hiệu đầu tiên của trẻ khi bị sởi là thân nhiệt tăng cao, đau mắt (viêm kết mạc) và chảy nước mũi. Sau đó 1 hoặc vài ngày, trong miệng xuất hiện những đốm trắng nhỏ. Tiếp theo trẻ sẽ bị ho khan dữ dộ, chán ăn, tiêu chảy hoặc ói mửa và da phát ban.
Để phòng tránh bị lây sởi, mẹ nên lưu ý tiêm cho bé đủ 2 mũi sởi vào tháng 9 -11 và tháng thứ 15-18. Bên cạnh đó, hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, dễ tiếp xúc với nguồn bệnh và vệ sinh cá nhân cho bé cẩn thận mỗi khi ra ngoài, tiệt trùng đồ chơi trẻ em, dụng cụ ăn uống của con sạch sẽ.
Bệnh sởi gây ra các biến chứng như kiết lỵ, ra máu mũi, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi…đồng thời sởi còn có thể là nguyên nhân gây còi xương, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi nếu không được điều trị đúng.
Những lưu ý khi trẻ bị lên sởi:
Cho bé uống từ 6 - 8 cốc nước mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể.
Sử dụng các loại thuốc hạ sốt theo chỉ định; Tuyệt đối không dùng kháng sinh
Bổ sung vitamin A bằng các loại thực phẩm giàu vitamin A như cá hồi, cà rốt, khoai lang…
Tăng độ ẩm không khí trong phòng của trẻ để giúp các chất nhầy ở cổ, mũi lỏng ra, làm bé dễ thở hơn, làm dịu những cơn ho. Mặt khác, mẹ nên giữ cho mũi của trẻ luôn sạch sẽ.
Dùng rèm cửa để chắn sáng và cho bé ở trong phòng với ánh sáng yếu những vẫn đảm bảo thông thoáng.
Kiêng gió kiêng nước nhưng mẹ vẫn phải lưu ý lau nhanh người cho con bằng nước ấm để giữ vệ sinh và thấm mồ hôi cho con.
Theo Bích Châu - Gia đình Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét