Cùng với bệnh sởi, bệnh thủy đậu đang hoành hành tại một số địa
phương. Khi bệnh xuất hiện, nhiều bậc cha mẹ mới hoảng hốt cho con đi
tiêm phòng, nhưng hiện vaccin phòng bệnh này đang rất thiếu do cầu vượt
quá cung. Theo các chuyên gia, vaccin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất,
nhưng trong thời điểm đang có dịch thì việc cần thiết lúc này là cha mẹ
phải biết cách phòng bệnh cho trẻ. Ghi nhận của PV báo SK&ĐS trên
địa bàn Hà Nội.
Có mặt tại điểm tiêm chủng của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, 70
Nguyễn Chí Thanh, dù trời đang mưa nhưng anh Nguyễn Văn Đông ở thị trấn
Sóc Sơn, Hà Nội vẫn đưa con đến để tiêm phòng. Anh Đông cho biết, nghe
nói bệnh thủy đậu và bệnh sởi đang lây lan ở khu vực Hà Nội, nguy cơ
thành dịch lớn, bọn trẻ nhà anh đứa lớn 5 tuổi, đứa bé hơn 2 tuổi chưa
tiêm phòng mũi thủy đậu nào. Nhưng xuống đến nơi mới biết đã hết vaccin
ngừa thủy đậu. “Mặc dù đã hết vaccin thủy đậu, nhưng đã xuống đến đây
rồi tôi cứ cho các cháu ở đây để xem bác sĩ tư vấn tiêm phòng được mũi
nào thì cho con tiêm mũi đó, biết thế này cho con đi tiêm phòng từ sớm”,
anh Đông chia sẻ. Còn chị Nguyễn Thị Mỹ, ở phường Ngọc Thụy, quận Long
Biên, cũng lặn lội đi xe máy từ Long Biên sang điểm tiêm chủng vaccin
của Trung tâm Kiểm dịch y tế Hà Nội ở số 4 Sơn Tây để tiêm nhắc lại cho
con. Chị Mỹ cho biết, mặc dù con đã tiêm ngừa mũi 1 nhưng nghe nói cháu
vẫn có thể bị mắc nên đã cho con đi tiêm nhắc lại, nhưng không may lại
hết vaccin. Theo ghi nhận của chúng tôi tại hai điểm tiêm vaccin trên,
nhiều bậc cha mẹ cũng đến hỏi về việc tiêm ngừa vaccin thủy đậu. Tại
đây, tuy chưa được tiêm vaccin nhưng các phụ huynh cũng được nhân viên y
tế giải thích rõ ràng: Hiệu lực phòng bệnh của vaccin tốt nhất là sau
tiêm 2 tuần. Trong thời điểm này, nếu trẻ đã có tiếp xúc với nguồn lây
thì tiêm vaccin cũng không có tác dụng. Vì vậy, việc cần làm là phòng
bệnh cho trẻ, tránh tiếp xúc với nguồn lây...
Sáng 23/2, trả lời báo Sức khỏe&Đời sống, TS. Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội xác nhận, tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đã hết vaccin phòng thủy đậu. Sở Y tế Hà Nội đã nắm được thông tin và đã đặt hàng với nhà cung cấp cũng như Bộ Y tế, đảm bảo có lượng vaccin đáp ứng nhu cầu tiêm phòng. Trong thời gian sớm nhất khi có vaccin sẽ phân phối đến tất cả các điểm tiêm chủng trên địa bàn. Tuy nhiên, cũng theo TS. Hạnh, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các loại virut phát triển mạnh và dễ lây lan, trong đó có virut gây bệnh thủy đậu. Trong tình hình thiếu vaccin tiêm ngừa thủy đậu, cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn, hạn chế tiếp xúc với người có bệnh; che miệng, mũi khi hắt hơi, ho; không khạc nhổ bừa bãi ra môi trường... Đối với những người bị mắc thủy đậu, cần được chăm sóc và có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là với trẻ nhỏ nhằm giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng cơ thể, mau chóng khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe tốt, tránh ra chỗ đông người để lây lan ra cộng đồng.
Trong thời điểm đang có dịch, vệ sinh sạch sẽ là một cách phòng bệnh thủy đậu hữu hiệu cho trẻ.
Sáng 23/2, trả lời báo Sức khỏe&Đời sống, TS. Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội xác nhận, tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đã hết vaccin phòng thủy đậu. Sở Y tế Hà Nội đã nắm được thông tin và đã đặt hàng với nhà cung cấp cũng như Bộ Y tế, đảm bảo có lượng vaccin đáp ứng nhu cầu tiêm phòng. Trong thời gian sớm nhất khi có vaccin sẽ phân phối đến tất cả các điểm tiêm chủng trên địa bàn. Tuy nhiên, cũng theo TS. Hạnh, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các loại virut phát triển mạnh và dễ lây lan, trong đó có virut gây bệnh thủy đậu. Trong tình hình thiếu vaccin tiêm ngừa thủy đậu, cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn, hạn chế tiếp xúc với người có bệnh; che miệng, mũi khi hắt hơi, ho; không khạc nhổ bừa bãi ra môi trường... Đối với những người bị mắc thủy đậu, cần được chăm sóc và có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là với trẻ nhỏ nhằm giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng cơ thể, mau chóng khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe tốt, tránh ra chỗ đông người để lây lan ra cộng đồng.
Nguyễn Tuệ
Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế,
vaccin phòng bệnh thủy đậu không nằm trong danh sách 11 vaccin thuộc
Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, vì vậy các cơ sở tiêm chủng
chưa có dự trù kịp thời.
Trước tình hình này, để đảm bảo cung ứng đủ vaccin cho công tác phòng bệnh thủy đậu, Cục Quản lý Dược đã gửi Công văn số 2111/QLD-KD gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo hiện nay có 4 vaccin phòng bệnh thủy đậu đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trong đó có số đăng ký đã hết hiệu lực. Do đó, Cục Quản lý Dược đã có quy trình thẩm định nhanh hồ sơ đăng ký mới, đăng ký lại đối với các vaccin phục vụ nhu cầu phòng chống dịch bệnh. Trong đó, Cục Quản lý Dược đã xét duyệt khẩn cấp và đồng ý để Công ty TNHH MTV Vaccin và Sinh phẩm số 1 nhập khẩu 77.600 liều Varicella vaccine - GCC inj đáp ứng nhu cầu phòng bệnh thủy đậu của nhân dân.
Trước tình hình này, để đảm bảo cung ứng đủ vaccin cho công tác phòng bệnh thủy đậu, Cục Quản lý Dược đã gửi Công văn số 2111/QLD-KD gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo hiện nay có 4 vaccin phòng bệnh thủy đậu đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trong đó có số đăng ký đã hết hiệu lực. Do đó, Cục Quản lý Dược đã có quy trình thẩm định nhanh hồ sơ đăng ký mới, đăng ký lại đối với các vaccin phục vụ nhu cầu phòng chống dịch bệnh. Trong đó, Cục Quản lý Dược đã xét duyệt khẩn cấp và đồng ý để Công ty TNHH MTV Vaccin và Sinh phẩm số 1 nhập khẩu 77.600 liều Varicella vaccine - GCC inj đáp ứng nhu cầu phòng bệnh thủy đậu của nhân dân.
Thái Bình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét