Thời tiết lạnh là dịp thuận lợi cho các bệnh về đường
hô hấp phát triển, trong đó triệu chứng gây ho ở trẻ em là phổ
biến. Giải pháp nào để phòng tránh?
Ho ở trẻ em biểu hiện với nhiều dạng khác nhau. Trẻ bị ho
khan, tức là lúc ho không có đờm, triệu chứng thường gặp trong
viêm họng. Trẻ bị ho có đờm, thường tiết nhiều đờm loãng hay
đặc, đây là một trong các triệu chứng thường gặp trong viêm
xoang hay viêm phế quản. Trẻ bị ho sù sụ là dấu hiệu thường
thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản, do dị ứng thời tiết
khi thay đổi mùa hoặc là do virút gây nhiễm trùng đường hô
hấp. Trẻ bị ho kèm với thở khò khè, có thể là dấu hiệu của
bệnh viêm đường hô hấp dưới, hay hen phế quản…Thời tiết lạnh được ví là mùa bệnh ở trẻ em. Trời rét, độ ẩm cao, trẻ không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình nhanh như người lớn, dễ nhiễm lạnh khiến nhiều trẻ bị bệnh hô hấp như: ho, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm amiđan…
Để phòng bệnh cần giữ ấm cho trẻ, bằng cách mặc cho trẻ quần áo ấm, đội nón, quấn khăn, mang bao tay, vớ/tất; giữ cho phòng ngủ không bị gió lùa và ấm cả ngày lẫn đêm, tắm nhanh bằng nước ấm lau khô trẻ thật nhanh mặc quần áo, áo ấm, trẻ nhỏ cần đội mũ, quấn tã và đặt ngay vào lòng mẹ. Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem vì đó là những thứ dễ gây ho do viêm họng. Không được tắm muộn cho bé, tắm tốt nhất khoảng 5 - 6 giờ chiều, nếu tắm muộn hơn thì lại dễ bị viêm đường hô hấp, vì khi vào đêm muộn, cơ thể thay đổi trạng thái hoạt động sang trạng thái nghỉ ngơi, nhiệt lượng tạo ra vào đêm muộn xuống rất thấp, tốc độ chuyển hóa cũng xuống rất thấp. Mặt khác, vào ban đêm, da giãn ra toàn bộ, lỗ chân lông giãn to lại càng dễ mất nhiệt hơn, cho nên trẻ dễ bị nhiễm lạnh.
Nhiễm lạnh vùng cổ và vùng ngực dễ làm mạch máu co lại, tăng tiết dịch đường thở và dễ gây ra bội nhiễm mầm bệnh, nên dễ thấy hiện tượng bé bị ho và hắt hơi ngay sau đó.
BS.CKI. Trần Quốc Long
0 nhận xét:
Đăng nhận xét