Đợt rét đậm kéo dài vừa qua đã
khiến cho số lượng trẻ em phải nhập viện tăng cao bởi các bệnh viêm
đường hô hấp, tiêu chảy,… Theo dự báo thời tiết rét đậm sẽ tiếp tục kéo
dài ở miền Bắc, nhất là vùng núi sẽ có rét hại. Vì vậy cần chú ý chăm
sóc phòng bệnh cho trẻ nhỏ là những đối tượng dễ mắc bệnh do có sức đề
kháng kém.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương và Khoa Nhi các bệnh viện Bạch Mai, Xanh Pôn, số trẻ nhập viện liên tục gia tăng trong những ngày rét đậm. Đa số các trẻ phải nhập viện do mắc sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy cấp. Trong số đó có rất nhiều trẻ có diễn biến nặng được chuyển từ tuyến dưới lên.
Tại Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An, mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhi phải
nhập viện điều trị với các triệu chứng: sốt cao, ho, nôn, tiêu chảy,…
Rất nhiều bệnh nhi ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nhập viện
trong tình trạng nặng, phải cấp cứu và điều trị tích cực.
Các phòng khám của Bệnh viện Sản - Nhi và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai cũng quá tải bởi số lượng bệnh nhi khám và điều trị do các bệnh về hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,… Khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa tỉnh có 20 giường bệnh, lúc cao điểm có gần 50 bệnh nhi phải điều trị tại bệnh viện, do đó các bệnh nhi đều phải nằm ghép.
Bác sĩ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: Mỗi ngày có 60 - 70 bệnh nhi đến khám tại khoa, 50 bệnh nhi phải nằm lưu điều trị vì mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, trong đó có không ít trẻ còn bú mẹ bị viêm phổi nặng. Nhiều trẻ khác bị chảy máu cam do nhiệt độ xuống thấp. Có trường hợp trẻ bị viêm phổi do bố mẹ quấn, mặc quá nóng, khi khóc và hoạt động nhiều, mồ hôi trẻ rịn ra mà không được lau khô kịp thời nên bị nhiễm lạnh trở lại.
Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong tình hình thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại kéo dài, các bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên chủ quan, cần chú ý chăm sóc trẻ tốt, giữ ấm đúng cách và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm rau quả tươi chứa nhiều vitamin để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Vệ sinh đường hô hấp cho trẻ em hàng ngày bằng cách súc miệng nước muối, nhỏ mũi bằng dung dịch natri clorid 0,9%. Việc lau rửa, tắm cần thực hiện nhanh bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm. Không nên cho trẻ ra ngoài trời rét khi không cần thiết.
Nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa,… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị đúng cách. Không được tự ý mua thuốc về cho con uống, tránh tình trạng thuốc dùng không đúng khiến bệnh không khỏi mà còn nặng thêm, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ hoặc gây khó khăn cho việc điều trị.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương và Khoa Nhi các bệnh viện Bạch Mai, Xanh Pôn, số trẻ nhập viện liên tục gia tăng trong những ngày rét đậm. Đa số các trẻ phải nhập viện do mắc sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy cấp. Trong số đó có rất nhiều trẻ có diễn biến nặng được chuyển từ tuyến dưới lên.
Trời rét đậm trẻ dễ mắc bệnh. Ảnh: LC
Các phòng khám của Bệnh viện Sản - Nhi và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai cũng quá tải bởi số lượng bệnh nhi khám và điều trị do các bệnh về hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,… Khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa tỉnh có 20 giường bệnh, lúc cao điểm có gần 50 bệnh nhi phải điều trị tại bệnh viện, do đó các bệnh nhi đều phải nằm ghép.
Bác sĩ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: Mỗi ngày có 60 - 70 bệnh nhi đến khám tại khoa, 50 bệnh nhi phải nằm lưu điều trị vì mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, trong đó có không ít trẻ còn bú mẹ bị viêm phổi nặng. Nhiều trẻ khác bị chảy máu cam do nhiệt độ xuống thấp. Có trường hợp trẻ bị viêm phổi do bố mẹ quấn, mặc quá nóng, khi khóc và hoạt động nhiều, mồ hôi trẻ rịn ra mà không được lau khô kịp thời nên bị nhiễm lạnh trở lại.
Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong tình hình thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại kéo dài, các bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên chủ quan, cần chú ý chăm sóc trẻ tốt, giữ ấm đúng cách và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm rau quả tươi chứa nhiều vitamin để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Vệ sinh đường hô hấp cho trẻ em hàng ngày bằng cách súc miệng nước muối, nhỏ mũi bằng dung dịch natri clorid 0,9%. Việc lau rửa, tắm cần thực hiện nhanh bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm. Không nên cho trẻ ra ngoài trời rét khi không cần thiết.
Nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa,… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị đúng cách. Không được tự ý mua thuốc về cho con uống, tránh tình trạng thuốc dùng không đúng khiến bệnh không khỏi mà còn nặng thêm, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ hoặc gây khó khăn cho việc điều trị.
Văn Đức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét