Mỗi ngày, tại
bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 1.200 - 1.300 bệnh nhi đến khám bệnh,
cao điểm vào mùa hè có hôm lên đến 2.500 ca. Điều đáng lưu ý là có tới
50% trong số này mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Vậy xử lý và
phòng tránh các bệnh này ở trẻ như thế nào?
Khi còn nhỏ, đặc biệt là dưới 5
tuổi các bệnh mà con tôi gặp chủ yếu là ho, sốt, viêm họng và đi ngoài,
thường gặp hơn vào những lúc thay đổi thời tiết, đổi mùa (do mặc phong
phanh, hoặc bị ngấm mồ hôi) hay sau khi ăn kem, uống nước đá... Nhưng có
lúc con ốm mà mình cũng không biết nguyên nhân vì sao.
Những lúc cháu bị ho tôi thường mua siro long đờm chữa ho cho cháu
uống, cho cháu xúc miệng nước muối và chỉ dùng kháng sinh khi có sốt
(viêm). Còn khi bị đi ngoài tôi hay mua smecta cho cháu uống, cho ăn
chay (kiêng thịt, mỡ, chất tanh như tôm, cá...) trong thời gian bệnh.
Sau này tôi cẩn thận hơn trong chế biến thức ăn cho con: đủ chất và hợp vệ sinh; tạo cho con thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đeo khẩu trang khi đi ra đường và đặc biệt chú ý giữ gìn cho cháu trong những lúc thay đổi thời tiết... Vì con ốm thì khổ nó và khổ cả mình.
Bệnh viêm đường hô hấp là bệnh
thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Khi các cháu có biểu
hiện bị viêm đường hô hấp như: húng hắng ho, sổ mũi, chảy nước mắt, tôi
thường hấp quất xanh với mật ong hoặc thái chanh lát mỏng ngâm mật ong
cho các cháu uống, đồng thời mua thuốc nhỏ mũi (loại dùng cho trẻ em) về
nhỏ mũi cho con. Trong trường hợp bệnh không đỡ (ho ngày càng nhiều,
kèm theo những cơn khó thở, nghẹt mũi... kèm sốt), tôi đưa các cháu đến
ngay cơ sở điều trị chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng bệnh.
Để phòng ngừa những bệnh liên quan đến đường hô hấp cho các con, tôi
luôn chú trọng đến việc vệ sinh môi trường (dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ,
giặt giũ chăn màn thường xuyên, tránh đặt giường của trẻ ở những chỗ ẩm
ướt...). Bên cạnh đó, tôi cũng rất lưu ý đến việc chăm sóc và bổ sung
các chất dinh dưỡng cho các con như: vệ sinh thân thể bằng cách tắm rửa
hàng ngày cho chúng, mặc ấm trong mùa đông và thoáng mát khi hè tới; đặc
biệt luôn chú ý lau mồ hôi cho trẻ khi các cháu ngủ và nô đùa, ăn nhiều
hoa quả và uống nhiều nước...
Hiện
các bệnh về tiêu hóa và hô hấp vẫn dẫn đầu trong số các bệnh ở trẻ em.
Vẫn chưa có sự thay đổi nào về tỷ lệ mắc hai loại bệnh này, có chăng là
sự thay đổi về nguyên nhân gây bệnh: từ vi khuẩn thay đổi qua virut.
Trong tương lai hai căn bệnh này vẫn chiếm tỷ lệ hàng đầu cả ở Việt Nam
và trên thế giới.
Nguyên nhân, do đây là 2 cơ quan (hệ hô hấp và hệ tiêu hóa) thường
xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, phải hít thở và ăn uống hằng
ngày. Trẻ dưới 5 tuổi, hệ thống hô hấp và tiêu hóa chưa được hoàn chỉnh
và đầy đủ như trẻ lớn, người lớn; hệ thống miễn dịch vẫn còn non yếu nên
trẻ rất dễ mắc bệnh. Khi thay đổi thời tiết, môi trường, vi khuẩn xâm
nhập vào cơ thể, và khi mắc bệnh thì dễ diễn biến nặng hơn.
Về môi trường, sự thay đổi khí hậu, mất vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm kết hợp với việc bùng nổ các loại bệnh dịch (tiêu chảy, viêm não...), là nguồn dễ gây bệnh cho trẻ. Ngoài ra, những sai lầm về dinh dưỡng của các bà mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh trên.
Để phòng bệnh, về dinh dưỡng phải cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng tốt để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Khi muốn thay đổi sữa cho con, cần thay đổi từ từ, từ ít đến nhiều và phải phù hợp với từng độ tuổi, đồng thời phải cho con ăn thêm cháo, bột. Với trẻ không bú sữa mẹ, phải cung cấp cho trẻ chế độ ăn cân đối và hợp lý, nếu không, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh không chỉ về tiêu hóa và hô hấp và còn có thể mắc thêm nhiều bệnh khác. Thức ăn dễ tiêu hóa, đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường... Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm các loại rau, củ, quả, bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn cất trữ lâu trong tủ lạnh.
Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ mắc bệnh. Do đó, cần đảm bảo vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân cho trẻ. Tránh những thay đổi đột ngột về môi trường như từ nóng sang lạnh, từ chỗ kín gió ra nơi có nhiều gió. Khi trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy, ho, hắt hơi bình thường thì có thể để ở nhà chăm sóc. Trong trường hợp trẻ bị sốt nặng, bỏ ăn, bỏ chơi thì nên đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám chữa bệnh kịp thời. Không nên tự ý mua thuốc về dùng tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra (dị ứng thuốc, thậm chí tử vong).
Chị Đỗ Thanh Hậu (Khu đô thị mới Việt Hưng - Gia Lâm - Hà Nội)
Con ốm thì khổ nó và khổ cả mình
|
Sau này tôi cẩn thận hơn trong chế biến thức ăn cho con: đủ chất và hợp vệ sinh; tạo cho con thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đeo khẩu trang khi đi ra đường và đặc biệt chú ý giữ gìn cho cháu trong những lúc thay đổi thời tiết... Vì con ốm thì khổ nó và khổ cả mình.
Nguyễn Thị Hồng Trà (Tổ 15, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội):
Khâu vệ sinh rất quan trọng
|
BS. Lê Thanh Hải - PGĐ kiêm Trưởng khoa cấp cứu BV Nhi Trung ương
Muốn trẻ khỏe mạnh cần biết nuôi dưỡng đúng cách
|
Về môi trường, sự thay đổi khí hậu, mất vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm kết hợp với việc bùng nổ các loại bệnh dịch (tiêu chảy, viêm não...), là nguồn dễ gây bệnh cho trẻ. Ngoài ra, những sai lầm về dinh dưỡng của các bà mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh trên.
Để phòng bệnh, về dinh dưỡng phải cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng tốt để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Khi muốn thay đổi sữa cho con, cần thay đổi từ từ, từ ít đến nhiều và phải phù hợp với từng độ tuổi, đồng thời phải cho con ăn thêm cháo, bột. Với trẻ không bú sữa mẹ, phải cung cấp cho trẻ chế độ ăn cân đối và hợp lý, nếu không, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh không chỉ về tiêu hóa và hô hấp và còn có thể mắc thêm nhiều bệnh khác. Thức ăn dễ tiêu hóa, đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường... Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm các loại rau, củ, quả, bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn cất trữ lâu trong tủ lạnh.
Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ mắc bệnh. Do đó, cần đảm bảo vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân cho trẻ. Tránh những thay đổi đột ngột về môi trường như từ nóng sang lạnh, từ chỗ kín gió ra nơi có nhiều gió. Khi trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy, ho, hắt hơi bình thường thì có thể để ở nhà chăm sóc. Trong trường hợp trẻ bị sốt nặng, bỏ ăn, bỏ chơi thì nên đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám chữa bệnh kịp thời. Không nên tự ý mua thuốc về dùng tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra (dị ứng thuốc, thậm chí tử vong).
Phương Thủy (Thực hiện)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét