This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014
Viêm khớp Still ở trẻ em
Thứ Năm, tháng 7 31, 2014
doanh nhan
No comments
Con gái tôi 15 tuổi, cách nay 1 năm thì cháu bị đau khớp cổ chân phải và sau đó có uống thuốc điều trị ở nhiều nơi. Cuối cùng thì bác sĩ chẩn đoán bệnh Still. Xin cho biết về bệnh này, làm sao để phát hiện sớm bệnh? Bệnh điều trị có khỏi hoàn toàn được không?
(Trần Thị Loan - Tây Ninh)
Hiện nay, cơ chế mắc gây viêm khớp mãn tính ở thiếu niên vẫn còn chưa được biết rõ. Người ta chỉ ghi nhận sự hiện diện của một số kháng thể miễn dịch tùy theo thể bệnh: HLA B27 trong 90% các trường hợp viêm khớp cột sống ở trẻ em, kháng thể kháng nhân trong thể tổn thương ít khớp hay yếu tố thấp trong thể tổn thương nhiều khớp.
Viêm khớp Still là một trong 3 thể lâm sàng của bệnh viêm khớp mãn tính ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh thường gặp là sốt dao động, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng aspirine liều thông thường. Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở thân mình và các gốc chi (90%) nhưng các mẩn đỏ này mất rất nhanh.
Triệu chứng viêm khớp có thể xảy ra ngay từ đầu hay sau vài ngày, thường là trẻ bị sưng đau các khớp cổ tay, gối và mắt cá chân cả hai bên. Các tổn thương khác cũng có thể gặp như trẻ bị nổi hạch, gan lách to, viêm đa màng như: tràn dịch màng phổi, viêm màng tim hay viêm cầu thận. Xét nghiệm cho thấy bạch cầu tăng đáng kể, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu. Người ta lưu ý đến hội chứng tăng động đại thực bào, vì đây là thể nặng với các triệu chứng sốt cao, gan lách to, triệu chứng viêm cận lâm sàng quan trọng. Trường hợp này nặng có thể tử vong, xảy ra do dùng thuốc (kháng viêm không steroide, muối vàng) hoặc do trẻ bị bội nhiễm virus kèm theo. Để có thể chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp thì ngay khi trẻ có triệu chứng viêm khớp với sưng, đỏ, nóng, đau phải đưa trẻ đến khám ở các chuyên gia khớp. Nếu điều trị sớm thì tiên lượng của bệnh tương đối tốt và cần phải theo dõi lâu dài.
BS.CK2. ĐẶNG MINH TRÍ
Xử lý tiêu chảy cấp ở trẻ em
Thứ Năm, tháng 7 31, 2014
doanh nhan
No comments
Ngoài lý do trẻ mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus... Trẻ bị bệnh do tiếp xúc trực tiếp với nguồn chứa tác nhân gây bệnh theo đường phân - miệng hoặc bàn tay - miệng. Mùa hè chính là thời gian trẻ hay bị mắc bệnh so với các thời điểm khác trong năm.
Xử trí tiêu chảy cấp do Rotavirus: Tiêu chảy cấp Rotavirus do virut gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Ở thể nhẹ, không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3 - 8 ngày. Việc điều trị bệnh chủ yếu là đề phòng biến chứng mất nước, bù nước và muối khi trẻ bị mất nước.
Lưu ý những điểm sau đây:
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước dừa tươi hoặc các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol (ORS), hydrite, lưu ý dung dịch ORS có độ thẩm thấu thấp.
- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi của trẻ. Nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, cho trẻ ăn bằng thìa vì trẻ dễ bị nôn. Nếu trẻ nôn, cho trẻ nghỉ một chút rồi cho ăn lại.
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ trước mỗi cữ bú, sữa được pha theo số lượng như trẻ vẫn bú lúc không bị tiêu chảy, không được pha loãng hơn, không nên đổi loại sữa khác. Tương tự như việc cho ăn, nên cho trẻ bú từng ít một, nhiều lần trong ngày.
- Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ.
- Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện.
- Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài chứ không có tác dụng kháng virut - nguyên nhân gây nên tiêu chảy. Do đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướng bụng, biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong...
- Tránh kiêng khem quá mức như không cho trẻ uống sữa, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn.
Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ: Rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ, rửa tay là cách tốt nhất để phòng bệnh. Khi trong gia đình có trẻ bị tiêu chảy, phân của trẻ bị tiêu chảy phải được thu gom xử lý tránh để tiếp xúc lây lan sang trẻ khác.
ThS. Nguyễn Thanh Lâm
Phòng ngừa bệnh quai bị
Thứ Năm, tháng 7 31, 2014
doanh nhan
No comments
Con tôi 9 tuổi, mấy ngày nay cháu bị sốt, không muốn ăn uống, bên mang tai sưng to, đau. Có phải cháu bị quai bị, bệnh này có bị lây không, phòng tránh như thế nào, thưa bác sĩ?
Hoàng Thị Dinh(Thanh Hóa)
Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Ai cũng dễ mắc quai bị nhưng hay gặp nhất là lứa tuổi từ 10 -19 tuổi và nam dễ gặp hơn nữ. Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp qua những giọt nước bọt bắn vào khi bệnh nhân nói, hắt hơi, ho. Biểu hiện của bệnh là người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh quai bị có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn và mào tinh, viêm buồng trứng, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến mang tai... Phụ nữ có thai mà mắc quai bị trong 3 tháng đầu, con rất dễ bị dị dạng. Phòng bệnh quai bị tốt nhất là chủ động tiêm phòng vaccin và nên tư vấn bác sĩ trước khi tiêm phòng. Khi người nhà đã mắc quai bị nên cách ly đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan.
ThS. Hà Hùng
Khó thở ở trẻ nhỏ vấn đề cần quan tâm
Thứ Năm, tháng 7 31, 2014
doanh nhan
No comments
Người lớn, trẻ lớn có khả năng mô tả được triệu chứng cơ năng khi bị mắc bệnh nhưng trẻ nhỏ không thể nói được vấn đề này. Vì vậy, việc phát hiện dấu hiệu khó thở ở trẻ nhỏ rất quan trọng, nó liên quan đến một số loại bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng của trẻ. Mọi người cần quan tâm để chủ động ngăn chặn những nguy hại cho trẻ.
Ở trẻ nhỏ, khi bị khó thở thường biểu hiện 4 triệu chứng cơ bản như: nhịp thở nhanh, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, nghe được tiếng thở rít và tiếng thở khò khè.
Triệu chứng thở nhanh
Triệu chứng thở nhanh được phát hiện bằng cách đếm nhịp thở. Nhịp thở được đếm dựa vào sự quan sát, nhìn lồng ngực di động của trẻ. Bình thường khi hít vào, lồng ngực nở ra và khi thở ra, lồng ngực co lại; sự hít vào và thở ra được tính là một nhịp thở. Phải đếm nhịp thở khi người bệnh nằm yên, không gắng sức. Đối với trẻ nhỏ chỉ đếm nhịp thở khi trẻ không ở trong tình trạng sợ hãi hay quấy khóc. Dùng loại đồng hồ có kim giây để đếm nhịp thở và phải đếm trong vòng 1 phút, không được đếm nhanh trong 15 giây rồi nhân lên cho 4.
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực
Bình thường khi hít vào, không khí vào phổi làm lồng ngực phồng ra và căng lên. Trong trường hợp khi hít vào mà phần dưới lồng ngực ở chỗ tiếp giáp với ngực bị lõm vào là biểu hiện của dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Rút lõm lồng ngực là dấu hiệu xảy ra khi nhìn vào phần dưới của lồng ngực ở ranh giới giữa ngực và bụng bị lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ nhìn thấy dấu hiệu co rút các khe liên sườn hoặc bên trên xương đòn thì không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Khi thấy được dấu hiệu rút lõm lồng ngực xuất hiện, chứng tỏ trẻ đang ở trong tình trạng khó thở. Để phát hiện được dấu hiệu này một cách rõ ràng, đề nghị người mẹ giúp đỡ nhẹ nhàng vén áo trẻ lên, có thể nhìn thấy rõ toàn bộ lồng ngực của trẻ. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực xác định có giá trị khi xảy ra thường xuyên, rõ ràng và khi trẻ ở trạng thái yên tĩnh. Ở những trẻ dưới 2 tháng tuổi, dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở mức độ nhẹ là biểu hiện bình thường vì thành ngực của trẻ còn mềm; lứa tuổi này nếu dấu hiệu rút Ở trẻ nhỏ, khi bị khó thở thường biểu hiện 4 triệu chứng cơ bản như: nhịp thở nhanh, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, nghe được tiếng thở rít và tiếng thở khò khè.
Triệu chứng thở nhanh
Triệu chứng thở nhanh được phát hiện bằng cách đếm nhịp thở. Nhịp thở được đếm dựa vào sự quan sát, nhìn lồng ngực di động của trẻ. Bình thường khi hít vào, lồng ngực nở ra và khi thở ra, lồng ngực co lại; sự hít vào và thở ra được tính là một nhịp thở. Phải đếm nhịp thở khi người bệnh nằm yên, không gắng sức. Đối với trẻ nhỏ chỉ đếm nhịp thở khi trẻ không ở trong tình trạng sợ hãi hay quấy khóc. Dùng loại đồng hồ có kim giây để đếm nhịp thở và phải đếm trong vòng 1 phút, không được đếm nhanh trong 15 giây rồi nhân lên cho 4. Nếu trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cần phân loại tháng tuổi để đếm nhịp thở cho chính xác. Triệu chứng thở nhanh được xác định khi trẻ từ 0 – 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên, trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi có nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên và trẻ từ 1 – 5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên. Nên lưu ý, phải nhìn vào ngực hoặc bụng của trẻ để có thể quan sát rõ sự di động của lồng ngực. Nếu quan sát không rõ, cần nói với người mẹ giúp đỡ vén áo của trẻ lên để có thể quan sát rõ hơn. Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi thường có nhịp thở không đều. Vì vậy, nếu đếm lần thứ nhất thấy nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên thì phải đếm lại lần thứ hai. Nếu lần thứ hai, trẻ vẫn có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên mới được xác định là trẻ thở nhanh. Nếu lần thứ hai, trẻ có nhịp thở dưới 60 lần/phút, nên cố gắng đếm thêm một lần nữa trước khi có kết luận cuối cùng.
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực
Bình thường khi hít vào, không khí vào phổi làm lồng ngực phồng ra và căng lên. Trong trường hợp khi hít vào mà phần dưới lồng ngực ở chỗ tiếp giáp với ngực bị lõm vào là biểu hiện của dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Rút lõm lồng ngực là dấu hiệu xảy ra khi nhìn vào phần dưới của lồng ngực ở ranh giới giữa ngực và bụng bị lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ nhìn thấy dấu hiệu co rút các khe liên sườn hoặc bên trên xương đòn thì không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Khi thấy được dấu hiệu rút lõm lồng ngực xuất hiện, chứng tỏ trẻ đang ở trong tình trạng khó thở. Để phát hiện được dấu hiệu này một cách rõ ràng, đề nghị người mẹ giúp đỡ nhẹ nhàng vén áo trẻ lên, có thể nhìn thấy rõ toàn bộ lồng ngực của trẻ. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực xác định có giá trị khi xảy ra thường xuyên, rõ ràng và khi trẻ ở trạng thái yên tĩnh. Ở những trẻ dưới 2 tháng tuổi, dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở mức độ nhẹ là biểu hiện bình thường vì thành ngực của trẻ còn mềm; lứa tuổi này nếu dấu hiệu rút lõm lồng ngực mức độ nặng với sự lõm sâu và dễ thấy mới xác định là dấu hiệu của viêm phổi nặng.
Tiếng thở rít
Thở rít là tiếng thở thô ráp khi trẻ hít vào, thường xảy ra khi bị viêm thanh quản, nắp thanh quản bị phù nề, gây nên sự co thắt và hẹp lại, làm cản trở sự thông khí vào phổi. Vì vậy, trẻ phải gắng sức khi hít vào, tạo nên tiếng thở rít. Tiếng thở rít thường xảy ra và nghe thấy khi bị nhiễm virut do mắc bệnh cúm, á cúm, hợp bào hô hấp, sởi... hoặc bị nhiễm vi khuẩn do mắc bệnh bạch hầu, haemophilus influenza B, phế cầu... Ngoài ra, tiếng thở rít còn gặp trong các trường hợp trẻ bị dị vật cản trở đường thở, bị dị tật bẩm sinh hoặc do có nguyên nhân chèn ép ở khu vực thanh quản, khí quản...
Tiếng thở khò khè
Thở khò khè là tiếng thở nghe êm dịu hơn tiếng thở rít và phát hiện được khi trẻ thở ra. Sở dĩ nghe được tiếng thở khò khè vì có hiện tượng co thắt và tắc nghẽn phế quản nhỏ làm cho không khí khó đi ra khỏi phế nang khi thở ra. Trẻ phải cố gắng thở để đẩy không khí từ phổi đi ra ngoài, làm cho thì thở ra kéo dài hơn bình thường. Để phát hiện tiếng thở khò khè, cần ghé sát tai gần miệng trẻ để nghe, đồng thời quan sát nhịp thở ở kỳ thở ra và xác định. Tiếng thở khò khè thường gặp trong cơn hen suyễn, viêm tiểu phế quản... Một vấn đề cũng cần chú ý là nên hỏi xem trước đó trẻ có thở khò khè tương tự như hiện nay hay không? Nếu có thì thường xảy ra mấy lần trong năm. Nếu trẻ có triệu chứng thở khò khè ít nhất là 2 lần trong mỗi năm có thể xác định hiện tượng thở khò khè tái diễn. Những trường hợp này có thể nghi ngờ trẻ bị hen suyễn và nên đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.
Biện pháp xử trí khi trẻ nhỏ khó thở
Khi phát hiện được các triệu chứng cơ bản của dấu hiệu khó thở ở trẻ nhỏ như: nhịp thở nhanh, bị rút lõm lồng ngực khi thở, nghe được tiếng thở rít và tiếng thở khò khè đã mô tả ở trên. Cần đưa ngay bệnh nhi đến cơ sở y tế thuận tiện và phù hợp để được khám, chữa bệnh kịp thời vì đó là dấu hiệu có liên quan đến những bệnh cảnh lâm sàng nặng và nguy kịch, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của trẻ. Tất cả các trường hợp này không nên tự mua thuốc điều trị và chăm sóc tại nhà, nhất là đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Mọi người, nhất là những bậc cha mẹ có con nhỏ cần quan tâm đến vấn đề này, không nên xem thường, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Các nhà thuốc, hiệu thuốc cũng phải xác định vai trò trách nhiệm của mình, giúp đỡ và hướng dẫn người bệnh đến ngay cơ sở y tế phù hợp khi gặp phải những trường hợp phát hiện có dấu hiệu khó thở ở trẻ nhỏ; góp phần thực hành tốt nhà thuốc đã được quy định.
TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH
Ngộ độc thức ăn ở trẻ em
Thứ Năm, tháng 7 31, 2014
doanh nhan
1 comment
Mùa hè, trẻ em được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, du lịch cùng bố mẹ. Một trong những nỗi lo của người lớn khi đưa trẻ đi du lịch là những bệnh tật gặp phải khi đi du lịch như ho, sốt và ngộ độc thực phẩm. Trong đó ngộ độc thực phẩm là chứng bệnh rất hay gặp.
Đặc điểm nhận biết: Ngộ độc thức ăn xảy ra khi trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn. Nếu không được quan tâm đúng và xử trí thích hợp ngộ độc thức ăn có thể làm cho trẻ bị rối loạn điện giải, hạ đường huyết, sốt, thậm chí là co giật...
Ngộ độc thức ăn khiến trẻ sốt, nôn, tiêu chảy...
|
Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.
Thông thường, trẻ bị nôn nhiều và đau bụng nếu căn nguyên do độc tố. Còn do vi khuẩn, triệu chứng tiêu chảy sẽ nổi bật hơn. Nôn, tiêu chảy nhiều thường dẫn đến rối loạn nước và điện giải, đặc biệt ở trẻ em nhỏ. Sốt, đi ngoài phân nhày máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não...
Chăm sóc tại nhà: Chăm sóc tại nhà tốt sẽ làm giảm tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng cho trẻ. Khi trẻ bị nôn, nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Bù lượng nước, chất điện giải bị mất qua chất nôn tiêu chảy cùng với những thay đổi thích hợp trong chế độ ăn sẽ làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục của trẻ.
Tích cực bù lượng nước, dịch đã mất cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, tích cực cho ăn, sử dụng các chế phẩm để bù nước và điện giải có sẵn như dung dịch oresol (ORS), viên hydrite. Lưu ý sử dụng loại oresol có nồng độ thẩm thấu thấp để hạn chế thời gian tiêu chảy ở trẻ. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong 5-10 phút.
Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho trẻ ăn kiêng. Trẻ lớn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Trẻ đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữa so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất dịch nôn, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm: Tốt nhất là bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh, nhưng không nên để quá 2 giờ. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Bên cạnh đó hành trang khi đi du lịch của nhà bạn nên kèm theo vài gói oresol để kịp thời bù nước cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
ThS. Lê Hưng
Điều trị sớm tránh gây hại thận
Thứ Năm, tháng 7 31, 2014
doanh nhan
No comments
Nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT) là bệnh lý phổ biến mà hầu như ai cũng ít nhất một lần gặp phải. Tuy nhiên, ở trẻ em đường tiểu dễ bị nhiễm khuẩn hơn do sức đề kháng yếu hoặc có dị tật ở hệ tiết niệu. Bệnh không biểu hiện rõ ràng nhưng diễn tiến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ sau này.
Bé gái dễ nhiễm hơn bé trai
Thận tạo nước tiểu, sau đó dẫn qua niệu quản xuống bàng quang và được trữ ở đó, được đẩy được ra bên ngoài qua niệu đạo khi chúng ta đi tiểu. Nhiễm trùng tiểu là do vi khuẩn gây ra khi chúng xâm nhập vào nước tiểu. Hầu hết là do những vi khuẩn bình thường sống trong ruột. Những vi trùng này không gây hại gì khi ở trong ruột, nhưng chúng có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể. Một số vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể băng qua niệu đạo vào bàng quang. Các vi khuẩn này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng tiểu. Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận.
Nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên thận. - Nhiễm khuẩn từ thận xuống bàng quang.
|
Bệnh hay gặp ở bé gái hơn bé trai vì đường tiểu nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài đi ngược vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Nhiễm trùng vùng âm hộ ở nữ cũng dễ dẫn đến nhiễm trùng tiểu vì lỗ tiểu và lỗ âm hộ ở kế bên nhau. Người ta thường thấy hai bệnh này đi cùng nhau ở những bé gái hay ngồi lê la dưới đất mà không mặc quần áo hay vải quần quá mỏng. Ngoài ra, các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con gái thường hay có thói quen lau chùi từ dưới lên trên (khi trẻ ở tư thế nằm) tức là từ sau ra trước. Chính động tác này đã vô tình đem vi khuẩn từ hậu môn ra lỗ tiểu và lỗ âm hộ. Do đó, đa số các nhiễm trùng tiểu đều do vi khuẩn E.coli có rất nhiều trong phân gây ra.
Ở bé trai, nhiễm khuẩn hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lại, lỗ tiểu nhỏ. Khi đi tiểu, nước không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra, lúc theo hướng này, lúc theo hướng kia.
Ngoài ra, ở những trẻ bị nhiễm giun kim không được điều trị thì chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước hoặc khi trẻ có hành vi lấy tay gãi ngứa vùng hậu môn và bộ phận sinh dục do bị nhiễm giun kim.
Dấu hiệu cần để phát hiện bệnh
Những trẻ em nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có nhiều triệu chứng như: Sốt, nôn hay tiêu chảy, ngủ gà, quấy khóc, ăn kém, đau bụng, đi tiểu ra máu... Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường không rõ ràng. Do vậy, khi phát hiện trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa... thì phải đưa tới bệnh viện vì có khả năng trẻ đã bị bệnh nhiễm trùng tiểu.
Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hơn: Trẻ muốn đi tiểu mà không đi được hoặc trẻ thường xuyên tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu gắt. Kiểm tra nước tiểu của trẻ, phát hiện có màu đục, thậm chí có trẻ tiểu ra máu. Một số trường hợp có thể kèm theo sốt, đau bụng, đau hông lưng. Ðái dầm ở một đứa trẻ từ trước tới nay tiểu bình thường cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng tiểu.
Điều trị cho bệnh nhi bị nhiễm trùng đường tiểu tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: N.Hà
|
Biến chứng ở thận
NTĐT là bệnh gây nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh sẽ nặng hơn. Sau mỗi đợt nhiễm trùng tiểu nặng hoặc nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, nhiều trẻ sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận dẫn đến suy thận mạn sau này.
Phòng bệnh như thế nào?
Để phòng ngừa NTĐT, ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em gái, sau mỗi lần đi tiêu, đi tiểu nên vệ sinh và lau chùi đúng cách, không lau từ sau ra trước, do lỗ tiểu ở phía trước và hậu môn nằm phía sau. Động tác làm vệ sinh phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu. Ngoài ra, các bà mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã lót và nên thay tã ngay sau khi bé đi tiêu, đi tiểu. Cho trẻ nhỏ uống đủ nước.
Đối với trẻ lớn hơn cần nhắc nhở trẻ không nên nhịn tiểu và nhịn uống nước. Bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ trong bàng quang các chất này sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng tiểu. Ngoài ra, uống nhiều nước sẽ giúp thận thải tốt các chất bã... Đối với những trẻ bị nhiễm giun kim cần điều trị ngay.
NTĐT nếu phát hiện sớm có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Những trẻ có dị dạng đường tiểu, dị dạng bàng quang khiến nước tiểu trào ngược lên thận, có thể phải cần đến can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh lại. Do đó các bậc cha mẹ nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh cần cho cho trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.
Bác sĩ Trọng Nghĩa
Amidan - Cần cắt khi nào?
Thứ Năm, tháng 7 31, 2014
doanh nhan
No comments
Mùa hè đến, nhiều bậc phụ huynh tranh thủ thời gian nghỉ hè của trẻ muốn cho trẻ được cắt amidan. Số trẻ đến viện để thực hiện phẫu thuật này cũng tăng hơn so với các thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần hiểu rõ có nên cắt amidan hay không? Nếu có thì bao giờ và chỉ định cắt amidan như thế nào cho đúng ?
Amidan là một tổ chức lympho tập trung lại thành đám nằm ở hai bên thành họng tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer bao gồm amidan vòm họng mà người ta gọi là VA (Vegetaion Adenoide), amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi. Khi nói amidan tức là muốn nói amidan khẩu cái. Còn VA là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng, mọi trẻ sinh ra đều có. Khi VA bị viêm và quá phát thì chúng to ra có thể làm cho lỗ mũi sau bị che lấp gây khó thở và thường trẻ phải thở bằng miệng. Còn amidan thì ở trẻ em lớn hay người trưởng thành có thể bị viêm. Bình thường tổ chức amidan và VA sẽ teo dần bắt đầu từ tuổi dậy thì cho đến tuổi trưởng thành. Về chức năng sinh lý, amidan đóng một vai trò sinh miễn dịch có lợi cho cơ thể tức là sẽ tạo ra kháng thể và các lympho bào giúp cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp trên, đặc biệt là chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn (các vi sinh vật gây bệnh). Vai trò của VA và amidan thật đáng kể trong việc bảo vệ hệ thống đường hô hấp trên khi chúng không bị bệnh.
Những bệnh làm mất chức năng của amidan
Bệnh hay gặp nhất của amidan là viêm amidan. Viêm amidan có thể là viêm amidan cấp tính hoặc viêm amidan mạn tính. Viêm amidan cấp tính bao giờ cũng có sốt cao (thường là 39-40oC), có khi kèm theo rét run, đau họng, rát họng, nuốt đau, ho. Viêm amidan mạn tính cũng có sốt nhưng sốt nhẹ, người mệt mỏi, rát họng, ngứa họng, ho khan hoặc có đờm, miệng hôi, đôi khi nuốt có cảm giác vướng ở họng như có sợi tóc hay vật gì nhẹ, nhỏ vướng vào. Viêm amidan mạn tính có khi có những đợt cấp tính do thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc uống nước lạnh, nước đá, uống bia, nước giải khát có đá hoặc nằm, ngồi dưới máy điều hoà nhiệt độ. Khám họng sẽ thấy amidan to một hay hai bên, có nhiều hốc và trong các hốc amidan thường có mủ hoặc màng trắng. Chính các hốc amidan là nơi trú ngụ của các loài vi sinh vật đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh như H. influenzae, S.pneumoniae, S. pyogenes, S. aureus, S. epidermidis..., khi có điều kiện thuận lợi chúng trở nên gây bệnh cho vùng tai, mũi, họng, xoang. Ngoài bệnh amidan bị viêm thì amidan cũng có thể bị áp-xe. Bệnh áp-xe amidan thường gặp là áp-xe quanh amidan. Áp-xe quanh amidan có nguy cơ làm lan toả tổ chức viêm ra các vùng xung quanh như vùng cổ, trung thất. Nếu viêm amidan do vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogens) thì sẽ có nguy cơ gây thấp tim cho trẻ mà người ta gọi bệnh này là thấp tim tiến triển hoặc gây thấp khớp cấp tính hoặc gây viêm cầu thận cấp.
Khi nào amidan cần được cắt bỏ?
Khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả: Khi amidan bị viêm thì cần được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được đánh giá mức độ của viêm amidan và bác sĩ sẽ có chỉ định kê đơn điều trị nội khoa (dùng thuốc). Nhưng nếu đã được điều trị tích cực, đúng phác đồ, dùng thuốc kháng sinh đúng liều lượng, đủ ngày mà amidan vẫn cứ bị viêm thì bác sĩ sẽ có chỉ định cắt amidan. Nên nhớ, cắt amidan là một thủ thuật tuy không phức tạp nhưng phải thực hiện đúng chỉ định.
Khi amidan bị phì đại to ra gây tắc nghẽn đường thở và có thể gây nên hiện tượng ngừng thở khi trẻ ngủ, gây tím tái (do thiếu dưỡng khí), hay quấy khóc.
Ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe: viêm mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, trong một năm có tới 6 -7 lần viêm cấp tính ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ hoặc amidan to, có nhiều hốc mủ, xét nghiệm mủ có vi khuẩn liên cầu nhóm A kèm theo chỉ số phản ứng ASLO (antistreptolysin O) tăng cao trong máu có nguy cơ gây thấp khớp, biến chứng tim, hoặc viêm cầu thận cấp hoặc đã gây thấp tim tiến triển. Cũng sẽ được xem xét khi đã có một số biến chứng khác do viêm amidan gây ra như viêm phế quản nhiều lần, hen phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang hoặc có những trường hợp amidan chỉ quá phát không viêm nhưng gây cản trở đường thở cũng như cản trở ăn uống thì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm xem xét có nên cắt amidan hay không? Tuy vậy người ta cũng khuyên không nên cắt amidan khi trẻ dưới 5 tuổi (vì một mặt sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ, mặt khác vì amidan chưa phát triển hết, nếu cắt nó sẽ phát triển lại) và thật thận trọng khi cắt amidan cho người trên 45 tuổi vì ở lứa tuổi này còn nhiều bệnh kèm theo mà các bệnh đó được chống chỉ định trong cắt amidan như bệnh tăng huyết áp, bệnh về tim mạch (xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành). Hơn nữa ở lứa tuổi này amidan thường bị xơ hoá nếu cắt có thể gây chảy máu nhiều và kéo dài, rất nguy hiểm cho tính mạng...
Cắt amidan có gây tai biến không?
Cắt amidan cũng là một phẫu thuật cho nên cũng có các tiềm ẩn tai biến như những phẫu thuật khác, đôi khi khó mà lường trước được mặc dù hiện nay việc tiến hành thủ thuật cắt amidan bằng nhiều phương pháp hiện đại hơn như cắt bằng dao điện, bằng tia laser... Tuy nhiên cũng cần đề phòng một số tác dụng phụ như do thuốc gây mê (gây dị ứng, sốc phản vệ,...), chảy máu sau cắt amidan, hoặc rất hiếm gặp là ảnh hưởng đến phát âm... Vì vậy các bậc phụ huynh cần biết một số điều căn bản về amidan cũng như các bệnh và chỉ định khi cắt amidan. Điều quan trọng là phải do bác sĩ tai mũi họng khám bệnh trực tiếp cho trẻ và có chỉ định điều trị chứ không được quá lo lắng về bệnh viêm amidan của trẻ mà xin bằng được cắt amidan cho trẻ trong khi bác sĩ khuyên nên điều trị nội khoa (cho trẻ uống thuốc).
PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu
Bảo vệ cột sống, ngăn ngừa cận thị cho trẻ
Thứ Năm, tháng 7 31, 2014
doanh nhan
No comments
Những con số thống kê cho thấy, tỷ lệ học sinh cận thị, cong vẹo cột sống cũng như các bệnh tật khác đã gia tăng tới mức báo động. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đáng lo ngại này là do ảnh hưởng của sinh hoạt hàng ngày như ngồi sai tư thế, kích thước kiểu dáng bàn ghế không phù hợp…
So với các bàn học sinh khác có chung tính năng thay đổi được độ cao thì bàn Junior lại vượt trội về sự tiện lợi, thao tác nhanh, dễ dàng mỗi khi cần thay đổi độ cao. Người sử dụng kể cả trẻ em chỉ cần ấn nhẹ mặt bàn theo phương thẳng đứng cộng với thao tác vặn nhẹ chốt là sẽ đạt được độ cao như mong muốn. Và điểm nhấn của chiếc bàn học sinh Junior chính là khả năng thay đổi độ nghiêng của mặt bàn một cách dễ dàng, an toàn, không cần dụng cụ mở. Có tới 6 mức nghiêng: 00, 100, 150, 180 , 220 , 250.
Ghế Junior
Cùng với các tiện ích phổ biến như: xoay 3600 và điều chỉnh chiều cao, chân cố định không dung bánh xe, ghế Junior có bộ phận tựa lưng rất đặc biệt với hai vị trí tựa tiện ích với các tư thế ngồi để viết, đọc và suy nghĩ. Vị trí đỡ lưng của ghế tại eo thắt lưng và có thể thay đổi được chiều sâu đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lưng cho trẻ khiến trẻ tránh được tật gù lưng, cong vẹo cốt sống.
Nhật Hà
Bảo vệ cột sống, ngăn ngừa cận thị cho trẻ
Thứ Năm, tháng 7 31, 2014
doanh nhan
No comments
Những con số thống kê cho thấy, tỷ lệ học sinh cận thị, cong vẹo cột sống cũng như các bệnh tật khác đã gia tăng tới mức báo động. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đáng lo ngại này là do ảnh hưởng của sinh hoạt hàng ngày như ngồi sai tư thế, kích thước kiểu dáng bàn ghế không phù hợp…
So với các bàn học sinh khác có chung tính năng thay đổi được độ cao thì bàn Junior lại vượt trội về sự tiện lợi, thao tác nhanh, dễ dàng mỗi khi cần thay đổi độ cao. Người sử dụng kể cả trẻ em chỉ cần ấn nhẹ mặt bàn theo phương thẳng đứng cộng với thao tác vặn nhẹ chốt là sẽ đạt được độ cao như mong muốn. Và điểm nhấn của chiếc bàn học sinh Junior chính là khả năng thay đổi độ nghiêng của mặt bàn một cách dễ dàng, an toàn, không cần dụng cụ mở. Có tới 6 mức nghiêng: 00, 100, 150, 180 , 220 , 250.
Ghế Junior
Cùng với các tiện ích phổ biến như: xoay 3600 và điều chỉnh chiều cao, chân cố định không dung bánh xe, ghế Junior có bộ phận tựa lưng rất đặc biệt với hai vị trí tựa tiện ích với các tư thế ngồi để viết, đọc và suy nghĩ. Vị trí đỡ lưng của ghế tại eo thắt lưng và có thể thay đổi được chiều sâu đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lưng cho trẻ khiến trẻ tránh được tật gù lưng, cong vẹo cốt sống.
Nhật Hà
Một số bệnh về da ở trẻ sơ sinh
Thứ Năm, tháng 7 31, 2014
doanh nhan
No comments
Những nốt ban trên da có thể xuất hiện cả vào mùa hè hay mùa đông, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau khi bé chào đời, cũng có khi bé còn phải đối mặt với chứng viêm mủ hoặc chốc lở trên da. Dưới đây là một số bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Phát ban đỏ
Vài ngày sau khi chào đời, bé có thể xuất hiện những mảng ban, còn được gọi là “phát ban đỏ”. Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban. Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Những nốt ban này xuất hiện trong vòng một thời gian ngắn nên bạn không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị cho bé.
Nên tránh cạy (hoặc ép) nốt ban vì bạn có thể khiến da bé bị nhiễm khuẩn. Chứng ban đỏ thường tự biến mất sau khi bé được khoảng 7 - 10 ngày tuổi.
Nên giữ vệ sinh da thật tốt cho trẻ.
|
Là những nốt nhỏ, có màu đỏ và thường tập hợp thành từng đám trên da. Chúng có xu hướng “sinh sống” trên đầu, cổ và thân mình, đặc biệt là những vùng da gấp (nơi mà không khí khó lưu thông) trên cơ thể bé. Quần áo quá chật hoặc dày sẽ khiến chứng rôm sảy ở bé tồi tệ hơn. Vì thế, bạn nên mặc trang phục mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi cho bé. Phần lớn các bé đều mắc chứng rôm sảy, cho dù đó là mùa nào trong năm, ngay khi bé vừa tiếp xúc với môi trường sống bên ngoài tử cung mẹ.
Nổi ban do hormone
Sự thay đổi hormone có thể gây nên những nốt ban nhỏ trắng trên mặt, tai và lông mày của bé. Đây là loại hormone được sản xuất ra trong quá trình mẹ chuyển dạ, nó có chức năng kích thích tuyến dầu dưới da của bé, dẫn tới những nốt ban. Ban do hormone còn được biết đến với cái tên “ban sữa”. Nhìn chung, chứng phát ban trong vòng một tháng đầu tiên ở bé không gây hại và nó sẽ nhanh chóng biến mất để trả lại cho bé một làn da khỏe đẹp. Bạn cũng không cần phải thay đổi chế độ ăn (khi bạn đang trong giai đoạn cho bé “ti mẹ” hoặc đổi sữa ngoài). Sau 3 tháng, chứng phát ban ở bé có thể xảy đến khi một vùng da trên cơ thể của bé tiếp xúc với nước tiểu, phân, nước bọt hoặc mồ hôi. Nếu vùng da bị ban ngày một lan rộng (gần như bao phủ cả người bé) thì nguyên nhân gây ban trong trường hợp này có thể liên quan đến việc dùng thuốc ở bé. Nếu phát ban kèm theo những triệu chứng bệnh, bạn nên đưa bé đi khám.
Viêm mủ da
Là những vết tẩy nhỏ trông giống như mụn mủ xuất hiện trên da của bé. Chúng được gây ra bởi vi khuẩn staphylococcus và thường xuất hiện ở vùng da gấp là cổ và dưới cánh tay. Viêm mủ da có thể bị nhầm lẫn với chứng phát ban đỏ, trừ khi nó không tự nhiên biến mất mà kéo dài; khi ấy, bạn nên đưa bé đi khám. Nếu khỏe mạnh và được chăm sóc tốt, bé sẽ nhanh chóng khỏi viêm da mà không cần điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số kem bôi ngoài da cho bé. Nếu bé sinh mổ, sức khỏe yếu hoặc những nốt viêm da lan rộng, bác sĩ có thể cho bé dùng kháng sinh.
Bệnh chốc lở
Trông giống như những vết phồng rộp trên da, kèm theo mủ màu vàng. Bệnh này dễ lây lan từ bé này sang bé khác (khi bé còn nằm trong bệnh viện), lây từ người chăm sóc bé sang bé... Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn và thường khiến bé khởi phát bệnh khoảng 2 - 5 ngày sau khi bé bị vi khuẩn xâm nhập vào da.
BS. NGỌC HUÊ
Viêm phế quản phổi: Bệnh nặng hơn ở trẻ em
Thứ Năm, tháng 7 31, 2014
doanh nhan
No comments
Viêm phế quản phổi là bệnh viêm cấp tính các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức quanh phế nang. Thường viêm rải rác cả hai phổi nên bệnh rất nặng và gây suy hô hấp dễ dẫn đến tử vong. Bệnh do virut khởi đầu, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai. Bệnh viêm phế quản phổi giai đoạn khởi phát thường chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát sốt cao 39-40oC, thở nhanh, ho, sổ mũi có dịch màu vàng, xanh và bắt đầu xuất hiện đờm, chán ăn...
Đối tượng dễ mắc là trẻ nhỏ
Đối tượng hay mắc là trẻ nhỏ nhất là với trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng. Nguyên nhân gây bệnh thường do virut cúm như H1N1, H5N1... hoặc do vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu... Đối với trẻ sơ sinh, có những triệu chứng và dấu hiệu trướng bụng, da xanh tím, đặc biệt trẻ hay sùi bọt, nhịp thở có thể nhanh trên 50 - 60 lần/phút. Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng, khi mắc bệnh này, thường nhiệt độ không cao, trẻ thường có rối loạn nhịp thở, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở ngắn, nhịp thở nhanh so với lứa tuổi. Khi bệnh nặng nghe phổi thấy có ran rít, ran ngáy rải rác ở một hoặc hai bên phổi, chụp Xquang có nốt mờ rải rác ở hai phổi, xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
Vì sao bệnh nặng hơn khi trẻ mắc?
Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị viêm phế quản phổi bệnh sẽ chuyển biến nhanh và nặng, bởi hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa hoàn chỉnh, bản thân trẻ chưa "sản" ra đủ các yếu tố chống lại vi khuẩn mỗi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hơn nữa, hệ bạch mạch và hệ mạch máu ở trẻ rất phong phú, đan xen lẫn nhau như mạng nhện, do đó vi khuẩn vào cơ thể trẻ ngoài việc rất ít yếu tố ngăn chặn, bao vây, lại còn nhiều đường đi nên lan rất nhanh từ chỗ này đến chỗ khác. Đồng thời cây phế quản ở trẻ em còn ngắn và hẹp, do đó mỗi khi viêm rất dễ bị bịt tắc do niêm mạc bị phù nề và đờm dãi.
Phát hiện sớm điều trị sẽ hiệu quả
Đối với bệnh viêm phế quản phổi, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ nặng, vừa hay nhẹ của bệnh. Viêm phế quản phổi nếu được phát hiện và điều trị đúng, sớm sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời bệnh diễn biến nhanh và dễ gây tử vong. Bởi vậy, khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Huy Thông