Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Chàm sữa ở trẻ nhỏ - những điều mẹ không thể bỏ qua


Bệnh chàm sữa thường gặp ở trẻ nhỏ tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách phòng tránh và điều trị lại rất dễ dẫn đến những biến chứng về sau.

Khi gia đình đã có thêm một thiên thần nhỏ thì bất cứ căn bệnh nào có khả năng ảnh hưởng đến bé đều cần được bố mẹ nắm rõ cách phòng và điều trị. Bệnh chàm sữa thường gặp ở trẻ nhỏ là một trong số đó. Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này.

1. Bệnh chàm sữa là gì?
Bệnh chàm sữa (hay nhiều nơi còn gọi là bệnh lác sữa) là một căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bé từ 2 tháng tới 6 tháng tuổi. Đây chính là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng.
Những điều bố mẹ không nên bỏ qua về bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ
Bệnh chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

2. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa
Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm sữa vẫn chưa được đưa ra. Tuy nhiên,ở những gia đình mà bố mẹ có tiền sử bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa càng cao.
Bên cạnh yếu tố di truyền thì các chất gây dị ứng cũng được coi là nguyên nhân gây bệnh. Trẻ có thể lây bệnh từ nấm mốc, bọ chét, lông động vật như chó, mèo hay từ thức ăn dễ gây dị ứng.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh
Bệnh chàm sữa là một căn bệnh ngoài da dễ gặp nên các biểu hiện của bệnh được thể hiện hầu hết ra bên ngoài và có thể quan sát bằng mắt thường.
Những điều bố mẹ không nên bỏ qua về bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ
Trẻ bị chàm sữa thườngxuất hiện mụn nước nhỏ li ti hoặc các mảng đỏ hồng trên da. (Ảnh minh họa)
Khi mắc bệnh, vùng da của trẻ thường xuất hiện mụn nước nhỏ li ti hoặc các mảng đỏ hồng, sau đó đóng vảy khô và tróc da. Khi có biểu hiện bệnh, trẻ thường khó chịu, khóc quấy, ngủ không ngon giấc, hay gãi, trẻ đang ở độ tuổi bú mẹ sẽ bú kém hơn.
4. Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh chàm sữa
Về cơ bản, bệnh này sẽ dần thuyên giảm và tự khỏi sau khi trẻ 4 tuổi. Tuy nhiên nếu sau độ tuổi đó mà trẻ không tự khỏi thì bệnh sẽ tiến triển thành chàm thể tạng.
Tuy chàm sữa là bệnh thường gặp và không nguy hiểm tới tính mạng của trẻ song trong quá trình mắc bệnh, nếu không biết cách chăm sóc bé đúng cách, da bé dễ bị nhiễm trùng hoặc để lại sẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ sau này.
Khi trẻ bị bệnh chàm sữa, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, hải sản, mỡ động vật, nội tạng động vật hay đồ lên men. Nếu trẻ đang bú mẹ thì người mẹ cũng cần lưu ý thực phẩm ăn hàng ngày.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo hoặc các loài động vật có lông. Tốt nhất trong giai đoạn đang nuôi con nhỏ thì không nên nuôi động vật trong nhà.
- Vệ sinh sạch sẽ làn da cho bé, nhất là da tại khu vực bị chàm luôn được khô thoáng. Thay tã lót cho bé thường xuyên, tốt nhất là ngay sau khi trẻ đi vệ sinh để tránh các yếu tố gây kích thích da sinh ra từ phân hay nước tiểu của bé. Khi tắm cho con, bố mẹ nên lưu ý không tắm quá 10 phút và tắm nước quá nóng.
- Thời gian bé đang mắc bệnh, nên thường xuyên cắt móng tay cho bé gọn gàng để phòng tránh trường hợp bé dùng móng tay gãi ngứa gây vỡ các mụn nước làm tổn thương đến da. Nếu không cắt được móng tay cho bé thì hãy để bé đeo bao tay.
Chàm sữa ở trẻ nhỏ - những điều mẹ không thể bỏ qua
Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thêm các loại kem bôi làm mềm da cho trẻ. (Ảnh minh họa)
- Bố mẹ có thể làm dịu các vết chàm bằng dầu dừa nguyên chất. Sau khi tắm, hãy nhẹ nhàng lau khô vùng da bị ửng đỏ bằng khăn bông sạch, sau đó bôi lên một lớp dầu dừa, để 15 phút rồi thấm bớt lượng dầu còn thừa ở da. Trước khi đi ngủ, bố mẹ có thể bôi thêm một lần dầu dừa nữa cho con theo cách tương tự.
- Bên cạnh dầu dừa thì bạn còn có thể sử dụng các loại kem bôi làm mềm da cho trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý việc lựa chọn các loại kem chuyên trị chàm sữa phù hợp cho trẻ để tránh bị tổn thương làn da nhạy cảm của bé. 

Các loại kem có nguồn gốc tự nhiên, độ kích ứng thấp nên được ưu tiên lựa chọn. Đặc biệt, việc lựa chọn các loại kem bôi thêm cho bé cần có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc để bôi lên da của con.





Bệnh còi xương ở trẻ em

Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho.

Ngoài ra còn do thiếu vitamin K2 không hoạt hóa được protein vận chuyển canxi để đưa canxi đến xương, dẫn đến mềm xương và các rối loạn thần kinh thực vật.
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi - phốt pho. Những trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấpcũng dễ bị còi xương, những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.
Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương
Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.
Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.
Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón.
Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…
Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.
Những trẻ dễ có nguy cơ bị còi xương
Trẻ sinh non, đẻ sinh đôi; trẻ nuôi bằng sữa bò; trẻ quá bụ bẫm; trẻ sinh vào mùa đông.
Phân biệt còi xương và bệnh còi cọc
Trẻ còi cọc: trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.
Bệnh còi xương: có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phốt pho cao hơn trẻ bình thường.
Bệnh còi xương ở trẻ em
Còi xương gây dị dạng xương ở trẻ
Làm gì khi trẻ bị còi xương?
Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.
Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4-8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000-10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 6 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.
Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: calciumcobier 5 ml: 1-2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm kẽm, vitamin K2 theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, các chế phẩm từ sữa như pho mai, sữa chua, ăn cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
Phòng bệnh còi xương cho trẻ
Khi có thai các bà mẹ phải làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng uống 1 ống vitamin D3 200.000 UI.
Sau khi sinh cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.
Sau khi sinh 2 tuần cho trẻ ra tắm nắng 15-20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ nếu mùa hè còn mùa đông có thể tắm muộn hơn).
Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông.
Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, các chế phẩm từ sữa: pho mai, sữa chua, ăn trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.





Dung dịch bù nước và điện giải: Pha không đúng sẽ gây hại

Thấy con bị tiêu chảy, dù chưa biết nguyên nhân chị Yến chạy ngay ra hiệu thuốc mua vài gói oresol về pha cho con uống. Kiến thức này chị nghe trên đài, ti vi nhiều rồi.

Chị nhớ như in nguyên tắc đầu tiên là phải bù nước và điện giải. Vì thế, nên khi mua thuốc về, chị pha nửa gói vào cái bát tô to rồi ép cho con uống. Hai mẹ con đánh vật với nhau đến là vất vả. Con chị vừa uống, vừa phun ra, rồi có lúc còn đạp đổ cả bát. Thế nhưng chị vẫn kiên trì vì  sợ con bị mất nước.
Mỗi lúc uống thuốc là thằng bé lại nhăn nhó khóc mếu, không chịu uống. Chị Nhàn hàng xóm thấy vậy chạy sang giúp một tay. Nếm dung dịch chị Nhàn thấy mặn chát:
- Chị pha oserol có đúng tỷ lệ không mà em thấy mặn quá.
- Chị đổ nửa gói vào cái bát này rồi cho đầy nước vào.
- Trời ơi, chị pha như vậy là không đúng cách rồi. Dạo trước thằng cu nhà em đi bệnh viện, em cũng pha đại khái như chị và được bác sĩ giải thích cặn kẽ.
Bác sĩ bảo một gói oserol này cần phải pha với đúng 1 lít nước đun sôi để nguội, không được pha oresol trong nước khoáng mặn hay nước khoáng ngọt. Sau khi cho nước vào phải quấy đều. Với tỷ lệ này ta sẽ có được dung dịch đẳng trương dùng cho người mất muối và nước nhẹ độ I (nghĩa là có mất muối, nước nhưng da không nhăn nheo, chưa có rối loạn nặng cân bằng muối - nước, người bệnh còn tỉnh táo, uống được).
- Quan trọng thế sao hả em. Chị nghĩ cứ pha với nước là được mà?
- Nếu pha không đủ 1 lít nước cho 1 gói bột oresol ta sẽ có dung dịch oresol đậm đặc hơn yêu cầu giống như ăn canh mặn, nước trong tế bào phải thoát ra ngoài để cân bằng và tế bào sẽ bị mất nước sẽ gây hại cho cơ thể. 
Với tiêu chảy nhẹ (tương ứng với mất nước và muối nhẹ), cần cho trẻ uống từng ít một, tùy theo tình trạng mất nước muối, tuổi, cân nặng mà cho uống bù vừa đủ, tránh bù thừa sẽ lại gây rối loạn cân bằng điện giải. Oresol đã pha ra phải dùng hết trong ngày. Không dùng hết phần dung dịch còn thừa phải bỏ đi không được dùng để uống sang ngày hôm sau vì dung dịch để qua đêm có thể bị chua, nhiễm khuẩn…
Nghe lời chị Nhàn, chị Yến đã đi pha lại oserol theo đúng tỷ lệ.





Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Vitamin D tốt cho con bạn thế nào

Theo Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á - SEANUTS, dù là nước nhiệt đới với ánh nắng dồi dào, 50% trẻ em Việt Nam vẫn không đủ vi chất dinh dưỡng, gồm các vitamin A, B1, C, D và sắt để phát triển trí não, chiều cao.
polyad
Vitamin D giúp bé rắn chắc và phát triển chiều cao tối đa
Ngoài ra, vitamin D còn tham gia nhiều quá trình khác trong cơ thể, bao gồm miễn dịch giúp trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều mẹ thường bỏ sót chất này do lầm tưởng cơ thể bé có thể tự tổng hợp từ ánh nắng mặt trời. Trẻ em cần gấp đôi lượng vitamin D so với người lớn. 10microgram vitamin D mỗi ngày là cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí não.
Bổ sung vitamin D bằng thực phẩm luôn là lựa chọn hàng đầu bởi các vi chất trong thực phẩm rất phong phú và dễ dàng cho việc hấp thụ. Dưới đây là những loại thực phẩm giàu vitamin D mẹ nên lưu ý thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của  bé
Sữa công thức
Sữa công thức là thực phẩm có nguồn gốc động vật, chứa đầy đủ các nhóm dưỡng chất gồm chất đạm, đường, béo, các loại vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, sữa công thức luôn được biết đến như nguồn cung cấp vitamin D đáng tin cậy và phổ biến cho bé. Chỉ 2-3 ly sữa mỗi ngày sẽ tương đương với lượng dưỡng chất có trong khoảng 15-20 loại thực phẩm. Với sữa, mẹ không cần mất thời gian chế biến nhưng vẫn có thể cung cấp đủ lượng dưỡng chất thiết yếu cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Các loại hải sản và cá
Trong các loại hải sản thì những loại cá nhiều mỡ như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu… chứa hàm lượng vi chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là vitamin D. Bữa ăn có các loại cá này có thể cung cấp lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày cho bé dù chỉ với một lượng nhỏ. Trung bình 75gram cá hồi sống và chín chứa 10-17,5microgram vitamin D, cá thu chín có khoảng 8,5microgram, cá ngừ từ 2,05 đến 2,6microgram…
Nấm
Chứa lượng vitamin D không kém gì hải sản, mỗi chén nấm thái hạt lựu (khoảng 85gram) chứa đến 64% lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày cho bé. Nấm giàu vitamin D là do trong quá trình phát triển, nấm hấp thu một lượng lớn tia UV và tự tổng hợp vitamin D như chính con người. Do đó, vitamin D trong nấm rất thân thiện với cơ thể của bé.
polyad
Hải sản, nấm, sữa, trứng.. là những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao
Trứng
Vi chất dinh dưỡng còn được tìm thấy rất nhiều trong trứng. Đặc biệt, lòng đỏ trứng chứa khoảng 6% lượng vitamin D bé cần mỗi ngày. Tuy không chứa nhiều vitamin D bằng những thực phẩm khác nhưng bù lại trứng rất dễ đưa vào thực đơn hằng ngày của bé, vừa giúp trẻ ngon miệng vừa giúp mẹ tránh việc ép bé ăn.
Chất béo
Bơ thực phẩm, quả bơ tươi, dầu gan cá tuyết là loại chất béo chứa nhiều vitamin D. Với một muỗng cà phê dầu cá tuyết có thể cung cấp đến 10,6microgram vitamin D. Mẹ có thể cho dầu cá vào cháo, súp khi chế biến thức ăn cho bé, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi.
Nước cam
Các loại trái cây chứa lượng vitamin D không đáng kể, tuy nhiên, trong nước cam đặc biệt giàu chất này. Một cốc nước cam (khoảng 250ml) chứa đến 2,5microgram vitamin D. Mẹ có thể cho bé uống nước cam như một loại nước giải khát, vừa tăng lượng vi chất dinh dưỡng khác như vitamin C có lợi cho bé



9 dấu hiệu bất ngờ cảnh báo sớm bé thấp lùn


9 dau hieu bat ngo canh bao som be thap lun
Bé thấp hơn bạn bè cùng tuổi, cùng giới tính và thấp hơn chiều cao tiêu chuẩn thì chắc chắn bé thấp lùn
9 dau hieu bat ngo canh bao som be thap lun-Hinh-2
Con bạn cũng đứng trước nguy cơ kém phát triển chiều cao nếu trẻ có tuổi xương nhỏ hơn tuổi đời. Tuổi xương chính là tuổi sinh vật, phản ánh sự phát triển và trưởng thành của con người. Phán đoán tuổi xương dựa và việc chụp X-quang cổ tay để xác định số lượng tổ chức sợi và sụn trong cơ thể. Nếu tuổi xương nhỏ hơn tuổi thực tế nghĩa là trẻ có nguy cơ thiếu chiều cao.
9 dau hieu bat ngo canh bao som be thap lun-Hinh-3
Trẻ chậm tăng chiều cao hoặc không cao thêm trong thời gian dài cũng có nguy cơ lùn tịt khi trưởng thành
9 dau hieu bat ngo canh bao som be thap lun-Hinh-4
Trẻ ít vận động ngoài trời rất dễ bị thấp lùn so với bạn cùng tuổi vì thể thao có tác động 20% vào quá trình phát triển chiều cao của bé. Khi trẻ vận động ngoài trời cơ thể sẽ tự động tổng hợp vitamin D qua da giúp trẻ cao lớn, xương chắc khỏe hơn.
9 dau hieu bat ngo canh bao som be thap lun-Hinh-5
Trẻ ngủ ít, ngủ muộn, rối loạn giấc ngủ dẫn đến nguy cơ thấp lùn. Thực tế 90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 22 đến 24h hàng ngày.
9 dau hieu bat ngo canh bao som be thap lun-Hinh-6
Khi trẻ ngủ sau và đủ giấc tuyến yên sẽ được kích thích và tiết ra hormon môn tăng trưởng giúp trẻ tăng thêm chiều cao. Khi trẻ thiếu ngủ, ngủ ít hơn số giờ khuyến nghị, ngủ muộn sau 23 giờ hay rối loạn giấc ngủ thường trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ dẫn đến hạn chế chiều cao ở trẻ.
9 dau hieu bat ngo canh bao som be thap lun-Hinh-7
Bé mắc các bệnh mãn tính, bẩm sinh (tim bẩm sinh, đau dạ dày...) hoặc các bệnh nhiễm khuyển cấp tính cũng dẫn đến nguy cơ thiếu chiều cao
9 dau hieu bat ngo canh bao som be thap lun-Hinh-8
Trẻ thiếu hụt dưỡng chất cần thiết đặc biệt là thiếu hụt của các vi chất như: Protein, Sắt, Fatate, B12, Kẽm đặc biệt là Canxi, Vitamin A, Vi tamin D, Vitamin K2 cũng làm trẻ bị hạn chế chiều cao
9 dau hieu bat ngo canh bao som be thap lun-Hinh-9
Những em bé có biểu hiện dậy thì sớm trước 9 tuổi ở bé gái và trước 10 tuổi ở bé trai có nguy cơ thiếu chiều cao. Việc dậy thì sớm dẫn đến tăng tiết hormon môn sinh dục dẫn đến cốt xương đóng sớm, tuổi xương tăng nhanh và cao hơn so với tuổi thực. Sau một thời gian phát triển nhanh chiều cao của trẻ sẽ dùng lại sớm và không thể đạt mức tối ưu.
9 dau hieu bat ngo canh bao som be thap lun-Hinh-10
Điều kiện sống thiếu thốn, dịch vụ y tế kém phát triển không được trực tiếp cận với dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thường xuyên cũng sẽ có nguy cơ thiếu chiều cao.




Rốn con tự nhiên lồi lên là bệnh gì?

Thoát vị rốn xảy ra khi nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Khối này có thể chứa dịch, một phần nội tạng

Tự chữa bằng đồng xu
Chị Nguyễn Thị Liên trú tại Cẩm Phả, Quảng Ninh cho biết, cháu bé nhà chị 1 tháng tuổi tự nhiên rốn lồi một cục rất to. Ban đầu, cả gia đình cho rằng cháu lồi rốn là do rướn người, vặn mình nhiều quá lúc đi ngủ.
Theo mẹo của các cụ, chị kiếm đồng xu để lên rốn nhưng lâu ngày chẳng có tác dụng, rốn càng ngày càng lồi to. Khi đến bệnh viện Nhi trung ương khám, bác sĩ cho biết, đó là bệnh thoát vị rốn chứ không phải là biểu hiện tự nhiên của trẻ khi rướn người nhiều.
Ron con tu nhien loi len la benh gi?
Hình ảnh thoát vị ở rốn của trẻ

BS Trần Thu Thủy, BV Nhi trung ương cho biết, rất nhiều cha mẹ nghĩ rốn con tự nhiên lồi to lên là biểu hiện con vặn mình nhiều quá, điều ấy hoàn toàn sai lầm và việc đặt đồng xu lên rốn của bé càng không có tác dụng gì. Nhiều trường hợp đến khi bé đau đớn, khóc nhiều quá mới đưa đến bệnh viện.
Theo BS Thủy thoát vị rốn xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Dị tật này xảy ra nhiều hơn ở các bé gái.
Nguyên nhân trẻ bị thoát vị rốn là khi được sinh ra với dây rốn gắn ở bụng, dây này đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé trong suốt thời gian trong bụng mẹ. Dây rốn đi vào cơ thể qua một lỗ nhỏ trong cơ thành bụng và được cắt sau khi bé chào đời.
Trong vòng 1-2 tuần sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên nhưng khi các cơ bụng đóng không kín sẽ gây nên thoát vị rốn.
Theo BS Thủy, khi thấy bụng trẻ có một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Bạn có thể nhìn thấy khối lồi này và cảm nhận nó khi ấn thật nhẹ nhàng lên vùng rốn. Khối thoát vị có thể to lên khi bé khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi bé ngồi dậy. Khối này có thể nhỏ đi hoặc biến mất khi bé thư giãn. Thoát vị rốn thường không gây đau.
Thoát vị rốn ở trẻ nhỏ hiếm khi gây biến chứng. Tuy nhiên đôi khi một đoạn quai ruột có thể bị kẹt trong khối thoát vị và không thể đẩy ngược trở lại ổ bụng. Máu tới đoạn ruột đó ít đi, gây đau ở vùng rốn và tổn thương mô ruột. Trầm trọng hơn, đoạn ruột có thể bị nghẹt, hoàn toàn không nhận được máu, dẫn tới hoại tử. Nhiễm trùng có thể lan tỏa trong ổ bụng, đe dọa tính mạng.
Bệnh có thể tự khỏi
Theo BS Thủy, đa số trường hợp bệnh sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi. Khi bé lớn lên, cơ thành bụng khỏe hơn và có thể đóng kín lỗ hổng thành bụng, thoát vị sẽ tự mất đi (thường là khi bé lên 1 tuổi). Trong một số trường hợp thoát vị chỉ mất đi sau 4-5 tuổi. Khi thăm khám, bác sĩ có thể dễ dàng đẩy khối thoát vị vào ổ bụng, tuy nhiên bạn không nên cố gắng làm điều này.
Trước kia có ý kiến cho rằng, việc dùng băng dính dán đồng xu lên vùng thoát vị giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Nhưng nghiên cứu cho thấy, lỗ hổng thành bụng gây thoát vị sẽ tự đóng nhanh tương tự khi không dùng băng dính, đồng xu.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc dùng băng dính, đồng xu hoặc các loại băng ép đặt lên vùng thoát vị rốn để làm nó nhỏ đi là không thích hợp. Những phương pháp này thậm chí còn làm tình hình xấu đi, chẳng hạn gây nhiễm trùng hoặc ngăn cản dòng máu tới nuôi tổ chức bên trong khối thoát vị.
Phẫu thuật thường được chỉ định cho những trường hợp khối thoát vị rất lớn và gây đau đớn, nghẹt rốn. Khi mổ, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ tại chân rốn và tổ chức thoát vị được đưa trở lại vào ổ bụng, lỗ hở ở thành bụng được đóng lại.

Chăm sóc bộ phận sinh dục bé trai sao cho đúng

Chăm sóc trẻ sơ sinh là công việc chưa bao giờ dễ dàng, kể cả đối với người lần đầu làm mẹ hay người đã có nhiều kinh nghiệm. Từ việc chăm cho bé ăn, bé ngủ đến việc vệ sinh cho bé, mẹ đều phải rất chú ý và thận trọng. Việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé, nhất là bé trai cũng là một vấn đề khiến nhiều mẹ loay hoay, không biết chăm sóc sao cho đúng.
Chăm sóc bộ phận sinh dục bé trai rất quan trọng nhưng đa phần mọi người không tìm hiểu trước hoặc quên không nghĩ đến dẫn đến vệ sinh không đúng cách khi bé mới chào đời.
Chăm sóc bộ phận sinh dục bé trai sao cho đúng
Khác với bé gái, bộ phận sinh dục bé trai cần được vệ sinh và chăm sóc đúng cách, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến "súng ống" của bé sau này. Phần đầu dương vật gọi là quy đầu sẽ có một đoạn da mỏng (bao quy đầu) bảo vệ. Từ khi mới sinh đến lúc 1 tuổi, bao quy đầu của bé sẽ dính cùng đầu dương vật, chưa tách ra và không thể tự lộn được.
Sau đây là những chú ý khi vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai mẹ cần nhớ:
- Vệ sinh bao quy đầu cho trẻ. Bao quy đầu của trẻ chưa thể lộn được nên mẹ tuyệt đối không tự ý lột để vệ sinh bên trong. Chỉ vệ sinh bên ngoài dương vật bằng nước sạch. Không dùng tăm bông hay nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé. Nếu mẹ lột bao quy đầu cho bé khi chưa sẵn sàng, dương vật của bé sẽ bị tấy đỏ, sưng, thậm chí chảy máu.
- Khi trẻ lớn hơn, bao quy đầu có thể từ từ lộn dần. Mẹ vẫn phải vệ sinh hàng ngày cho bé bằng nước sạch. Lộn nhẹ bao quy đầu và rửa cho bé bằng nước sạch.
- Khi trẻ đã ý thức được việc vệ sinh bộ phận sinh dục, mẹ dạy bé cách lộn nhẹ bao quy đầu, rửa nhẹ bằng nước sạch, lau khô sau đó lại lộn lại trở về như ban đầu.
- Nếu bé đau khi đi tiểu hoặc vùng da bao quy đầu bị tấy đỏ, sưng đau, cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.



Đừng tự làm thầy thuốc cho con

Tự chẩn đoán bệnh
 Khi con mình bệnh, thay vì đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định thuốc, một số cha mẹ đã tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc cho trẻ dùng.
Trong một số ít trường hợp, việc tự ý dùng thuốc cho trẻ không dẫn đến sự nguy hại nào hoặc có khi trẻ chỉ bị rối loạn nhẹ, không có những tổn thương thực thể đáng kể.
Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể dẫn đến các tác hại không lường hết. Đã có trường hợp trẻ bị cảm sốt nhẹ nhưng cha mẹ lại cho dùng kháng sinh cloramphenicol thường xuyên, sau một thời gian trẻ bị “thiếu máu bất 
sản” dẫn đến tử vong.
Phụ huynh không nên tự ý tùy tiện mua và sử dụng bất cứ một loại thuốc gì khi trẻ chưa được thầy thuốc khám bệnh, kê đơn
Phụ huynh không nên tự ý tùy tiện mua và sử dụng bất cứ một loại thuốc gì khi trẻ chưa được thầy thuốc khám bệnh, kê đơn

Sử dụng toa thuốc cũ
Một số bà mẹ tự ý sử dụng đơn của bác sĩ đã kê cho con trong lần khám bệnh trước để mua thuốc dùng cho trẻ trong lần bệnh sau (khi trẻ có những triệu chứng giống hoặc na ná lần bệnh trước).
Cần lưu ý, một đơn thuốc bác sĩ ghi sau khi khám chẩn đoán bệnh chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và trong điều kiện nhất định nào đó thôi.
Bệnh cũ có thể bị tái phát nhưng lần này tiến triển đến mức nặng hơn hoặc triệu chứng bệnh có vẻ giống như bệnh cũ nhưng lần này lại là bệnh khác.
Vì vậy, dùng toa thuốc cũ là không đúng, thậm chí còn nguy hiểm...
Dùng không đúng hoặc không đủ liều
Nhiều bậc cha mẹ có tâm lý sợ thuốc gây hại cho con nên tự ý điều chỉnh liều của bác sĩ (thay vì cho trẻ dùng 3-4 lần trong ngày, lại chỉ dùng 1-2 lần/ngày), hay do cho uống thuốc không đúng cách (như pha thuốc vào bình sữa cho trẻ bú và trẻ không bú hết bình sữa), hoặc cha mẹ cho trẻ dùng thuốc quá liều do tâm lý nôn nóng muốn trẻ mau hết bệnh đã dồn liều thuốc uống trong ngày thành uống một lần duy nhất.
Uống như thế liều tăng lên gây hại, hoặc dùng dụng cụ đo lường thuốc không chính xác (như dùng muỗng ăn ở nhà đong đo thể tích thuốc sirô cho trẻ thay vì dùng 
dụng cụ được cung cấp).
Dùng dạng thuốc không thích hợp cho trẻ
Dạng thuốc thích hợp cho trẻ là dạng thuốc lỏng (sirô, thuốc uống giọt, hỗn dịch, nhũ dịch) nhưng có trường hợp cha mẹ dùng thuốc dành cho người lớn là thuốc viên nén, nghiền viên thuốc ra thành bột mịn và phân liều cho trẻ uống.
Làm như thế có thể lấy liều không đúng hoặc phá hỏng dạng thuốc, gây hại cho trẻ.
Ngoài các sai lầm kể trên, còn có một số sai lầm cha mẹ mắc phải mà mức độ không nghiêm trọng lắm khi cho con dùng thuốc như hù dọa, tạo không khí căng thẳng thay vì mềm mỏng, kiên trì thuyết phục trẻ uống thuốc. Hoặc cha mẹ trộn thuốc vào bột, sữa hay thức ăn, thức uống.
Trẻ kén ăn hay nhạy cảm mùi vị sẽ phản ứng, từ chối thức ăn mà trước đây trẻ ưa thích. Đối với trẻ lớn hơn, trộn thức ăn như thế trẻ sẽ cho là mình bị đánh lừa và 
mất lòng tin ở cha mẹ.



6 nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ


1. Béo phì và thừa cân
Nếu biểu đồ tăng trưởng của trẻ cho thấy phát triển cân nặng chênh lệch so với chiều cao, đó là dấu hiệu đáng lo đầu tiên, thêm vào đó là những nguy hại của béo phì. Chúng ta cần theo dõi chỉ số khối cơ thể của trẻ để biết tình trạng thừa cân và béo phì vì tất cả những điều này dẫn tới thay đổi hormon, gây dậy thì sớm.
Dư thừa mỡ hoặc mô mỡ trong cơ thể làm thay đổi hàm lượng estrogen, insulin và leptin - điều này làm tăng nguy cơ dậy thì sớm. Cách tốt nhất để tránh béo phì là khuyến khích trẻ tăng cường các hoạt động ngoài trời ít nhất 3 lần mỗi tuần, 35 phút/lần.
2. Các hóa chất môi trường
BPA - một hóa chất được tìm thấy trong hộp nhựa, màng bọc thực phẩm, chất hàn răng, chai đựng nước và đồ chứa thực phẩm khác - có thể ngấm vào thực phẩm và gây tàn phá bên trong cơ thể. 
Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm với BPA là một trong những nguyên nhân chính gây dậy thì ở bé gái. Phthalates - một dạng khác của hóa chất tiềm ẩn có trong mỹ phẩm, keo xịt tóc và chất khử mùi - cũng có thể dẫn tới phát triển ngực sớm ở bé gái.
Dậy thì được coi là sớm nếu khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai
Dậy thì được coi là sớm nếu khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai
3. Hấp thu nhiều đồ ăn vặt không lành mạnh
Đồ ăn vặt là một trong những nguyên nhân chính gây béo phì ở trẻ. Hàm lượng chất béo động vật cao làm tăng yếu tố tăng trưởng giống insulin, dẫn tới dậy thì sớm. Đây là một tình trạng phổ biến ở những trẻ hấp thu mỡ động vật cao ở độ tuổi 3-7 tuổi.
Mặt khác, hấp thu nhiều protein chay giúp trì hoãn quá trình dậy thì và cũng bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Điều này không có nghĩa bạn cần cấm trẻ ăn thịt. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa những loại thịt chế biến sẵn, thịt đỏ, chỉ nên ăn 2-3 lần mỗi tuần.
4. Thay đổi hormone
Xã hội và truyền thông cũng chịu trách nhiệm về khởi phát dậy thì sớm ở trẻ em. Quá nhiều bạo lực, tiếp xúc sớm với những nội dung dành cho người lớn, tất cả đều có ảnh hưởng tới não, đặc biệt là tuyến yên. Tuyến này khi bị kích thích sẽ bài tiết ra gonadotropin, kích thích các tinh hoàn hoặc buồng trứng sản sinh hormone giới tính testosteron và estrogen, từ đó gây dậy thì sớm.
5. Suy dinh dưỡng
Một số trẻ không ăn nhiều và kén ăn, điều này có thể khiến cha mẹ để chúng ăn uống tự do những thực phẩm nhiều đường và chất béo. Những trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng vẫn có nguy cơ dậy thì sớm do thói quen ăn uống sai lầm làm gián đoạn chu kỳ nội tiết.



Cảnh báo tổn thương não từ việc rung trẻ dưới 1 tuổi

Khi trẻ khóc quấy, nhiều người có thói quen đung đưa, lắc mạnh hay sốc trẻ để dỗ dành. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ, gây tổn thương não bộ.



Thứ ba, 16/02/2016 16:25

Cảnh báo tổn thương não từ việc rung trẻ dưới 1 tuổi

Khi trẻ khóc quấy, nhiều người có thói quen đung đưa, lắc mạnh hay sốc trẻ để dỗ dành. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ, gây tổn thương não bộ.



Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Hàn Quốc cảnh báo thói quen rung lắc, đung đưa để dỗ dành trẻ rất nguy hiểm, có thể gây tổn thương não và để lại những di chứng nặng nề với trẻ dưới 1 tuổi. Hộp sọ của trẻ ở tuổi này còn khá mềm và có những khoảng trống để não tiếp tục phát triển nên việc rung lắc có thể khiến não trẻ bị bầm tím, sưng và xuất huyết, dẫn đến việc tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Điều đáng nói, những biểu hiện của hội chứng này lại không rõ ràng, nên các bậc phụ huynh khó có thể phát hiện. Giáo sư Chae Soo-Ahn tại Khoa Nhi, bệnh viện Đại học Chung-Ang, Hàn Quốc cho biết: "Những trẻ có biểu hiện nhẹ thì hay cáu gắt hơn bình thường, một số trẻ khác bị rối loạn tiêu hóa. Thông thường trẻ biếng ăn, ngủ lịm hoặc không chịu chơi đùa, nặng hơn trẻ sẽ bị khó thở, cứng cổ, thậm chí co giật."

Các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh không được rung lắc trẻ trong bất cứ trường hợp nào và nên cho con đi khám định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe của bé. Ngoài ra, khi đi ô tô, nên cho trẻ ngồi ở ghế riêng và thắt dây an toàn để tránh va đập nếu phanh gấp.



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons