Sau khi vệ sinh vết thương, cha mẹ cần xem xét kỹ. Tùy vào vết thương như thế nào thì có những cách xử lý khác nhau.
Trẻ hiếu động không tránh khỏi những vết thương nhỏ trên cơ thể. Trước khi xem có nên băng vết thương của trẻ không, cha mẹ cần rửa sạch vết thương cho trẻ.
Tùy vào vết thương như thế nào thì có những cách xử lý khác nhau
Đây là một trong những bước rất quan trọng để bảo vệ vết thương chống lại sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn. Nên rửa vết thương bằng xà phòng và nước, cố gắng lấy hết những bụi cát trong vết thương ra.
Những bụi cát này nếu không được lấy hết sẽ có thể gây sẹo hay tì vết trên da sau khi vết thương được chữa lành.
Sau đó, cha mẹ xem xét cẩn thận vết thương. Tùy vào vết thương như thế nào thì có những cách xử lý khác nhau.
Vết thương nhỏ
Với vết thương nhỏ thì để mở và cho tiếp xúc với không khí là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu vết thương dễ bị nhiễm bẩn và cọ xát với quần áo thì cần phải băng lại.
Vết thương sâu hơn
Đối với vết thương sâu hơn, có thể dùng băng dính y tế để băng vết thương. Lưu ý là phần bông gạc chỉ ôm vừa đủ vết thương và không được băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Nhớ thay băng hàng ngày hoặc khi băng bị ướt.
Sau khi miệng vết thương đã khép, không cần phải băng bó nữa. Nếu bé có xu hướng gãi vì ngứa thì cần băng nhẹ lại để bảo vệ quá trình lên da non.
Nên để mở vết thương vào ban đêm để vết thương nhanh khô hơn. Tất nhiên nếu vết thương không quá nặng.
Vết thương nông nhưng rộng
Một số vết thương, chẳng hạn như các vết trầy xước trên một diện tích da rộng, cần được giữ ẩm và sạch để giúp giảm sẹo và mau lành. Lọai băng thường được sử dụng cho trường hợp này được gọi là băng chống thấm hoặc bán thấm. Bạn có thể mua chúng trong các cửa hàng thuốc mà không cần toa bác sĩ.
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Những vết đứt sâu hơn 0,5 cm, khi bạn không thể giữ được vết thương, vết thương có mép nham nhở hoặc há miệng thường cần phải khâu. Trong trường hợp này, cha mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý.
Đối với các vết cắt ở mặt, mi mắt, môi, bàn tay, ngón tay cũng cần được khâu vì những chỗ này da căng hoặc phải cử động nhiều.
Tốt nhất là vết thương được khâu càng sớm càng tốt trong vòng 8 tiếng để ngăn nhiễm trùng và tránh để lại sẹo lớn. Nếu vết thương gây ra do vật bật hoặc vết đâm sâu thì theo chỉ định của bác sỹ có thể cần tiêm uốn ván nếu trẻ chưa tiêm phòng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét