Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Hạ đường huyết ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết có nghĩa là lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, kéo dài có thể gây hôn mê, chết não. Sơ cứu đúng cách sẽ giúp hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nhận biết trẻ bị hạ đường huyết
Ở trẻ sơ sinh các dấu hiệu của bệnh thường không rõ nét và không đặc hiệu, vì vậy cha mẹ khó có thể nhận biết được. Hầu hết các triệu chứng xuất hiện trong vòng từ 3 - 48 giờ sau khi sinh. Dấu hiệu đầu tiên là trẻ thường run lên nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, thân nhiệt giảm xuống nhanh, da dẻ nhợt nhạt, lạnh có thể tím tái, giảm trương lực cơ toàn thân. 
Ở trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết còn có các biểu hiện nghiêm trọng như: nhịp thở nhanh, thở gấp, mạnh. Một số trường hợp trẻ cũng có thể bị ngừng thở trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu nặng trẻ có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào trạng thái vô ý thức, hôn mê li bì.
Ôm trẻ thật gần để giữ ấm, khuyến khích trẻ bú mẹ, giảm nguy cơ hạ đường huyết
Xử trí đúng cách hạ đường huyết ở trẻ
Việc sơ cứu, điều trị hạ đường huyết cần đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc là lập tức điều trị nâng cao độ đường trong máu, ngăn chặn nó tái diễn và điều trị các triệu chứng ban đầu.
Cần tùy thuộc vào các biểu hiện và độ tuổi để chọn biện pháp sơ cứu, điều trị thích hợp. Đối với những trẻ đẻ non 35 - 36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, các bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường (glucose 10%, 6-8mg/kg/phút). Trường hợp có biểu hiện thần kinh hư biến nhanh chóng, co giật, hôn mê cần sơ cứu co giật và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Đối với trẻ lớn, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hạ đường huyết, cha mẹ cần cho con ăn ngay các loại thức ăn như bột, cháo, sữa... Những ngày sau, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, chia đều khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.
Lưu ý với trẻ đang trong tình trạng đái tháo đường cần được tiêm đường ưu trương theo chỉ định của bác sĩ để trẻ không rơi vào tình trạng hôn mê. Ngoài ra, cha mẹ nên có chế độ ăn đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ.
Trong thời gian này nên cho trẻ bú mẹ thường xuyên, đặc biệt với bé hay ngủ và không chịu bú mẹ. Ôm bé thật gần với mẹ (tiếp xúc da mẹ với da bé là tốt nhất) vì điều này khuyến khích bé bú mẹ và cũng giữ ấm cho trẻ, giảm nguy cơ hạ đường huyết.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

5 cách trị nghẹt mũi hiệu quả cho bé sơ sinh

Nếu em bé mới sinh của bạn bị ngạt mũi, thường xuyên hắt xì hơi và thỉnh thoảng ho, bạn nên thử một vài cách trị nghẹt mũi cho trẻ ở nhà trước khi đem bé đến gặp bác sĩ. Dưới đây là 5 cách được cho là hiệu quả nhất và được nhiều bà mẹ áp dụng mà bạn nên tham khảo.
1. Nhỏ dung dịch nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là giải pháp hiệu quả giúp chống lại tình trạng mũi khô, nghẹt mũi và loại bỏ chất nhờn khô đóng vảy bên trong mũi. Bạn có thể dễ dàng tìm mua dung dịch muối sinh lý trong các hiệu thuốc gần nhà.
Cách làm:
- Đặt em bé nằm ngửa, lấy gối kê đầu bé lên.
- Nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào trong lỗ mũi bé để làm ẩm phần dịch mũi khô cứng.
- Chờ khoảng 1 phút rồi lật em bé nằm nghiêng cho nước muối chảy ra. Nếu tình trạng nghẹt mũi nặng hơn, mẹ có thể rửa mũi cho con để bé thấy dễ chịu hơn. Cách rửa mũi mẹ tham khảo nhé!
Chú ý, không nên dùng tăm bông hoặc khăn giấy nhét trực tiếp vào lỗ mũi của trẻ vì các đồ vật này có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn, hoặc tổn thương màng da mỏng bên trong mũi.
5 cách trị nghẹt mũi hiệu quả cho bé sơ sinh

2. Làm tăng độ ẩm không khí
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tắc mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do không khí khô. Điều này xảy ra phổ biến nhất vào mùa đông, nhưng tin tốt là bạn có thể khắc phục được. 

Bạn có thể sử dụng máy phun sương để cung cấp thêm độ ẩm cho phòng, nhờ vậy mũi của trẻ sẽ không bị khô và không dẫn đến nghẹt mũi. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng máy phun sương bạn dùng được vệ sinh sạch, nếu không vi khuẩn và nấm mốc trong máy có thể khiến trẻ bị lây nhiễm bệnh.
3. Làm thủ thuật hút mũi
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng dụng cụ hútmũi chuyên dụng để vệ sinh mũi cho bé.
Cách làm:
- Trước tiên, nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối sinh lý vào lỗ mũi trẻ ở tư thế trẻ nằm ngửa.
- Tiếp theo, bóp ống nén khí để ép không khí ra khỏi ống, và nhẹ nhàng chèn đầu nhỏ của dụng cụ vào lỗ mũi của trẻ.
- Thả lỏng tay ở đầu kia ra để hút không khí vào và làm thông lỗ mũi của trẻ
Có thể lặp lại cách làm này cho đến 2 lỗi mũi bị ngạt được thông.

4. Lấy dử mũi khô ra khỏi mũi
Đơn giản hơn, để làm thông thoáng lỗ mũi của trẻ sơ sinh, bạn có thể lấy dử mũi khô bị tắc trong lỗ mũi của chúng. Thông thường, dử mũi nhiều sẽ bị khô cứng lại khiến trẻ ngứa mũi, khó thở và quấy khóc. Chỉ cần bạn tìm ra đúng nguyên nhân trẻ bị tắc mũi do dử mũi khô, cách giải quyết vấn đề này trở nên dễ dàng!
5. Chú ý các dấu hiệu nguy hiểm
Trong một số tình huống nguy hiểm, tắc nghẹt mũi có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như sốt, phát ban, cúm, cảm lạnh, vấn đề ăn uống và ngủ nghỉ… Do đó, bạn không nên chủ quan khi trẻ bị tắc mũi. Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh kịp thời.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317



Trần ai chăm con tự kỷ, cha mẹ mò mẫm tìm đường


Trẻ tự kỷ đang được giáo viên Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí ( Q. Bình Thạnh, TP.HCM) hướng dẫn phát âm - Ảnh: N.C.T.
Trẻ tự kỷ đang được giáo viên Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí ( Q. Bình Thạnh, TPHCM) hướng dẫn phát âm - Ảnh: N.C.T.
Trong khi đó, nhiều gia đình có trẻ tự kỷ lại rất vất vả "tìm đường" chữa trị cho con vì những trung tâm chẩn đoán và can thiệp cho trẻ tự kỷ chỉ tập trung ở thành phố lớn với cách chẩn đoán và can thiệp còn chưa đồng bộ.
Một buổi sáng tháng 12, hành lang nhỏ hẹp bên ngoài khoa tâm bệnh, BV Nhi T.Ư có hàng chục phụ huynh bệnh nhi ngồi chờ đưa con đi khám. Định kỳ theo từng đợt (ba tuần/lần) họ đều có mặt ở đây nên dần dần những phụ huynh có con tự kỷ trở nên thân thiết.
Cùng chung nỗi niềm có con tự kỷ, họ chia sẻ cho nhau những câu chuyện về hoàn cảnh gia đình, kinh nghiệm nuôi dạy, chăm sóc trẻ và những ngày tự bơi chăm sóc đứa con.
Nghỉ việc, thế chấp nhà để chữa trị cho con
Bé Hà Đình Chí, tên thường gọi là Nem, năm nay 10 tuổi. Bé Nem sinh ra với đa dị tật: có khe hở môi - hàm miệng, khi Nem 10 tháng tuổi thì cha mẹ em phát hiện những biểu hiện lạ của con: không có tiếp xúc bằng mắt, không biết chỉ tay hay tương tác...
Nem 1 tuổi, cha mẹ cho Nem đi khám ở BV Nhi T.Ư, các bác sĩ kết luận Nem bị chậm phát triển tâm vận động. “Biết con có vấn đề nhưng chúng tôi phải cho con phẫu thuật khe hở môi - hàm miệng trước, khi con 2 tuổi rưỡi chúng tôi mới cho con khám về vấn đề tự kỷ và được xác định là tự kỷ nặng. Lúc ấy các trường và trung tâm đều còn rất ít, thông tin rất ít ỏi, chúng tôi tham gia CLB cha mẹ trẻ tự kỷ Hà Nội rồi tự học nhau”- chị Phương, mẹ Nem, tâm sự.
Lo lắng cho con, năm 2014 chị Phương và bốn mẹ có con tự kỷ khác cùng nhau đi Nhật Bản tìm hiểu mô hình giáo dục và hướng nghiệp cho người tự kỷ. Phải tìm mô hình vì các chị rất sợ sau này cha mẹ già thì con trẻ tự kỷ không biết sống thế nào giữa đời, trong khi đây là bệnh không thể chữa khỏi.
Tự cho mình may mắn, anh Tú ở Hưng Yên, có con 4 tuổi, kể mới phát hiện con bị tự kỷ từ đầu năm nay. Trước đó bé có các biểu hiện như: không nói, rất nghịch ngợm, liều lĩnh không sợ bất kỳ ai hay bất kỳ thứ gì...
Đặc biệt, có giai đoạn bé thường xuyên tỉnh dậy vào lúc đêm, quấy khóc. Lo sợ con bị bệnh “âm” nên gia đình anh Tú xem bói, cầu khấn nhiều nơi, cúng bái nhưng con không đỡ mà còn nặng thêm. Sau khi đến Bệnh viện Nhi T.Ư và theo những đợt điều trị tại đây, bé không còn quấy khóc, biết nói những từ đơn giản...
Anh Tú cho rằng gia đình mình may mắn vì con đáp ứng điều trị tốt. Thế nhưng để có kết quả đó, quá trình điều trị, chăm sóc cho bé rất gian nan. Ngoài việc nghỉ làm thường xuyên đưa con đi điều trị, chi phí điều trị, chăm sóc dành cho đứa trẻ tự kỷ rất tốn kém. Anh Tú tính nhẩm mỗi tháng chi phí cho con trên dưới 10 triệu đồng. Mới đây anh Tú phải thế chấp nhà tại ngân hàng để lo cho con.
Nhiều phụ huynh tại đây than thở đây là “bệnh nhà giàu” vì điều trị tốn kém lâu dài nhưng kết quả không biết thế nào. “Nhiều lần bế tắc quá mình nghĩ giá như con mình bị bệnh hiểm nghèo, phải phẫu thuật thì có thể biết chắc kết quả thành công hoặc thất bại. Còn trong hoàn cảnh người mẹ có con bị tự kỷ, nhiều khi giống như người đang mò trong hầm tối: mất tiền, mất thời gian nhưng không biết bao giờ mới có kết quả”, mẹ một bệnh nhi nói.
Tìm tương lai cho con
Chị C.B.N., 33 tuổi, ở Q.7, TPHCM, đã chia sẻ những sai lầm chị đã mắc phải khi chăm sóc con gái mắc bệnh tự kỷ. Con gái chị sinh ra bình thường lành lặn, xinh xắn. Trong suốt quá trình mang thai cũng không có biểu hiện gì đặc biệt. Khi con hơn 1 tuổi, chị N. nhận thấy con mình có những biểu hiện là lạ. Bé B.C. không nói được từ nào, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, ai gọi bé cũng không quay lại. Bé ăn uống hay ngủ đều rất khó...
Lúc B.C. 18 tháng tuổi, chị N. thấy con “có vấn đề” vì bé khác những đứa trẻ khác. Chị N. chia sẻ băn khoăn của mình với người thân, bạn bè nhưng ai cũng nói bé nhỏ nên vậy, lớn sẽ khác thôi. Bé càng lớn, nỗi lo lắng của chị càng nhiều nên khi bé được 20 tháng tuổi, chị N. đưa con đến BV Nhi Đồng 1 khám.
Tại đây, bác sĩ chẩn đoán con chị chậm phát triển, theo dõi bệnh tự kỷ. Chị thông báo thông tin này cho những người thân trong gia đình nhưng không ai tin. Con gái chị như khối kim cương trong lòng chị, nếu tin lời bác sĩ, mọi thứ sụp đổ!
Với hi vọng con sẽ thay đổi, chị N. cho con học cùng một cô giáo, học phí mỗi tháng là 7 triệu đồng. Đó là chuỗi ngày rất vất vả và tốn kém. Ban ngày chị đi làm, gửi con đến một trường mầm non tư thục với học phí 4 triệu đồng/ tháng.
Lúc đi làm về, chị đưa con qua nhà cô giáo dạy kèm. Sau một thời gian học bé nói được, gọi được ông, bà, cha, mẹ. Khi nghe con nói những tiếng đầu tiên, chị N. mừng rơi nước mắt. Nhưng niềm vui ấy không kéo dài lâu vì chị N. hiểu ra con chị nói được ngôn ngữ rỗng. Trong thời gian này bé lại bị rối loạn giấc ngủ, tự cào vào mặt làm chị N. thấy càng hoang mang hơn.
Khi bé hơn 3 tuổi, chị đọc được thông tin V Nhi Đồng 1, TPHCM tổ chức hội thảo cho các bà mẹ có con mắc bệnh tự kỷ, chị đến tham dự. Ngồi nghe cuộc hội thảo, chị N. thấy mình đang đi trong đường hầm đã đến được vùng sáng. Con chị mắc bệnh tự kỷ nhưng chị lại thiếu nhiều kiến thức.
Chị đưa con đi khám bệnh lại, phối hợp với bác sĩ, nhân viên tâm lý để theo dõi khám bệnh, có kế hoạch điều trị cho con. Hiện bé được 6 tuổi 3 tháng, làm được những việc trước đây chị không tin con mình có thể làm được như tự mặc quần áo, tự đánh răng, tự ăn cơm. Giờ chị N. là trưởng hội phụ huynh Câu lạc bộ phụ huynh có con mắc bệnh tự kỷ BV Nhi Đồng 1...


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nguyên nhân gây lé mắt

Nguyên nhân lé mắt ở trẻ em là do sự bất thường hoạt động giữa thần kinh trên não và các cơ quanh mắt. Nếu cơ này hoạt động không đều nhau, một cơ yếu hay cơ khác mạnh hơn, sẽ làm hai mắt nhìn theo hai hướng khác nhau. 
Lé có hai loại: Lé bẩm sinh xảy ra ở trẻ dưới sáu tháng tuổi, một số bé khi sinh ngạt hay sinh khó cũng bị lé. Lé do nguyên nhân các bệnh lý tai mắt như đục thủy tinh thể, cườm nước (glaucoma), tật khúc xạ, ung thư... Người lớn bị lé thường do các nguyên nhân như liệt thần kinh do nhiễm siêu vi, các u não chèn ép, bệnh lý mạch máu như tăng huyết áp, đái tháo đường...
Khám lé mắt cho trẻ tại BV Mắt TP. HCM Ảnh: Văn Thanh
Bên cạnh đó còn có trường hợp lé giả do góc nhìn lệch trục với cơ thể học của mắt nên nhìn giống như mắt bị lé và do cấu tạo khuôn mặt ở một số người, nếp mí góc trong hạ xuống che bớt tròng trắng mắt gây cảm tưởng mắt lé.
Về điều trị, tùy từng nguyên nhân gây lé sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu lé bẩm sinh, bất thường cơ thì cần phải phẫu thuật. Lé do viêm nhiễm cần điều trị thuốc. Còn lé do nguyên nhân tật khúc xạ có thể đeo kính và chỉnh hết lé. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp lé do tật khúc xạ cần phải phẫu thuật.
Tốt nhất, chị nên đưa con đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn cụ thể.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Sai lầm của bố mẹ ngày rét đậm khiến trẻ nhập viện

BS Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện 103 cho hay, trời rét đậm, rét hại khiến nhiều trẻ mắc bệnh, chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh, nặng hơn là viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi. Bên cạnh đó, số bệnh nhi bị sốt xuất huyết cũng tăng cao.
Còn theo BS.CKI Trần Thị Hoa – Phòng khám Nhi – BV Nhi trung ương, viêm phổi là một bệnh lý nặng nhất và có xu hướng tăng mạnh trong mấy ngày gần đây do thời tiết chuyển sang rét đậm.
a
Nhiệt độ giảm sâu ở miền Bắc khiến nhiều trẻ em phải nhập viện vì các bệnh đường hô hấp. Ảnh minh họa: TTXVN
Tương tự, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi - BV Bạch Mai cũng cho hay, từ hôm trời rét đậm, số bệnh nhân vào khoa Nhi tăng khoảng 10%. Phần lớn trẻ em bị viêm đường hô hấp trên, cảm lạnh, sốt cao và tiêu chảy phải nhập viện. Trong đó, có tới một nửa là các bệnh nhi bị viêm đường hô hấp, sốt cao và có biến chứng viêm phổi.
“Khi thời tiết quá lạnh, niêm mạc mũi - họng không thể sưởi ấm đủ cho luồng không khí như lúc bình thường, không khí hít vào có nhiệt độ thấp làm hệ thống hô hấp hoạt động kém và dễ gây các bệnh mũi - họng, nặng hơn là viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi.
Ở trẻ nhỏ, do trọng lượng cơ thể thấp, khả năng sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể cũng hạn chế nên càng dễ bị các biến chứng do nhiễm lạnh”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng phân tích.
Sai lầm của bố mẹ
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi trời lạnh nên hạn chế tối đa việc cho trẻ ra ngoài trời. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần hết sức chú ý, cho mặc ấm, tránh gió thổi trực tiếp vào người. Ở trong nhà, cũng cần đóng kín các cửa, khe hở, tránh gió lùa.
Tuy nhiên, cần lưu ý không nên giữ ấm quá mức khiến trẻ bị nóng bức, chảy mồ hôi phía lưng, ngực. Lúc này nước dễ thấm ngược vào cơ thể gây viêm đường hô hấp. Đây là một sai lầm rất phổ biến của nhiều bố mẹ.
Bên cạnh đó, việc để điều hòa nhiệt độ chênh lệch giữa trong và ngoài nhà quá cao sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt. Theo đó, bác sĩ khuyến nghị chỉ nên để nhiệt độ khoảng từ 22- 25 độ C.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo, nếu bé có biểu hiện ho, khò khè, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú thì cần được đưa nhập viện ngay. Không ít phụ huynh chủ quan để trẻ ở nhà 2-3 ngày, khi vào viện thì đã viêm phổi.
Ngoài ra, tuyệt đối không nên sử dụng than đá, than củi để sưởi ấm cho trẻ, vì hơi than tỏa ra rất độc dẫn tới ngộ độc khí.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Các bước xử lý tưa lưỡi chuẩn xác cho bé đang bú mẹ

Các bước xử lý tưa lưỡi chuẩn xác cho bé đang bú mẹ


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phòng biến chứng do hẹp bao quy đầu ở trẻ

 Do phản xạ tự nhiên như dương vật cương khi buồn tiểu, khi ngủ mà BQĐ tự tuột hẳn xuống được. Hầu hết khi trẻ lớn lên, 90% bao quy đầu (BQĐ) tuột xuống được. Trường hợp BQĐ bị dính vào quy đầu, không tụt xuống được gọi là hẹp BQĐ.
Dấu hiệu nhận biết hẹp BQĐ ở trẻ nhỏ
Trong những năm đầu đời, khi cơ thể trẻ phát triển, dương vật của bé cũng phát triển theo và bắt đầu có sự bài tiết, lớp bề mặt da nằm bên dưới da quy đầu bong ra giúp BQĐ tách dần khỏi quy đầu.
Bạn có thể phát hiện con bị hẹp BQĐ hay không bằng cách vạch da quy đầu của bé xem lỗ có hẹp không hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước ra sao. Nếu tia nước nhỏ như cái kim, bé khó tè, thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã màu trắng tích lại thì chắc chắn bé bị hẹp BQĐ.
Khi BQĐ bị viêm nhiễm sẽ tấy đỏ, xuất tiết kết hợp với các tế bào thượng bì bong ra rồi đọng lại, tích tụ xung quanh rãnh quy đầu và ngay cả ở quy đầu gây nhiễm khuẩn làm cho trẻ đi tiểu khó và đau. Thậm trí trẻ không đi hết nước tiểu do đau mà bị gián đoạn gọi là tiểu dắt. Nếu trẻ không bị hẹp BQĐ thì các chất cặn hay những tế bào chết của thượng bì da BQĐ sẽ bị trôi đi khi các bé tắm, rửa vệ sinh.
Nên đưa trẻ đi khám sớm để có hướng điều trị đúng
Nên chủ động xử lý sớm hẹp BQĐ
Trước đây người ta thường cho rằng: đến khi trẻ lớn xem hiện tượng hẹp BQĐ có tự hết không, rồi mới xử lý. Nhưng hiện nay, các bác sĩ nhi khoa và nam khoa khuyến cáo nên chủ động lộn sớm cho trẻ để chăm sóc tốt bộ phận sinh dục cho bé.
Việc nước tiểu và chất cặn bã đọng lại ở khoang giữa quy đầu và da quy đầu, gây nên viêm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn. Hẹp BQĐ còn gây ra hiện tượng lún dương vật - tình trạng rất hay gặp ở nhiều trẻ.
Hẹp BQĐ sẽ khiến bé đi tiểu khó, thậm chí thấy đau, khóc, nước tiểu ra không hết cộng với chất cặn đọng lại bên trong lâu dần gây viêm nhiễm mạn tính.
Hẹp BQĐ mà không được điều trị, can thiệp, khi trưởng thành còn có những hậu quả xấu như liệt dương (dương vật không cương cứng lên được do đau); rối loạn xuất tinh.
Hẹp BQĐ còn là một trong những nguyên nhân gây ung thư dương vật.
Cha mẹ cần chú ý phân biệt hẹp bao quy đầu ở trẻ
Điều trị tại nhà và khi nào cần phẫu thuật
Tại nhà, bố mẹ cũng có thể nong dần bao quy đầu cho con bằng cách: Khi bé 5-6 tháng, mỗi lần tắm cho con, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, dùng vòi nước sạch cho chảy nhẹ nhàng vào rãnh quy đầu rửa sạch các cặn bẩn. Mỗi lần một chút, ngày hôm sau tăng hơn ngày hôm trước, để BQĐ rộng dần và có thể trượt lên trượt xuống một cách dễ dàng. Trẻ lớn hơn, bạn có thể hướng dẫn con tự làm.
Việc vệ sinh thường xuyên rất quan trọng. Dùng nước rửa sạch các chất cặn bẩn và duy trì lộn hàng ngày để da dương vật giãn ra một cách tự nhiên có thể không phải phẫu thuật BQĐ. Để BQĐ tự bong tróc và bằng chứng là tới gần dậy thì là hầu hết các trẻ đều không còn hẹp BQĐ. Đây là một quá trình hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, nếu do miệng BQĐ quá hẹp hoặc xuất hiện các biến chứng của hẹp BQĐ như sưng và mọng đỏ thì phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Điều trị biến chứng viêm nhiễm BQĐ bằng cách vệ sinh tại chỗ và bôi thuốc kháng viêm. Khi tình trạng viêm đỏ đã hết, chúng ta cần điều trị nguyên nhân gây ra viêm nhiễm BQĐ đó là hẹp BQĐ. Điều trị nong BQĐ và bôi thuốc. Cần chú ý việc giữ vệ sinh hàng ngày. Trong trường hợp vệ sinh tốt nhưng vẫn có những đợt viêm nhiễm tái phát thì cần điều trị triệt để bằng cắt BQĐ.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Trần ai chăm con tự kỷ: Gian nan hòa nhập xã hội

Những trung tâm chẩn đoán và can thiệp chỉ tập trung tại thành phố lớn nên nhiều phụ huynh ở tỉnh xa phải vất vả đưa con về thành phố để được chẩn đoán và can thiệp đúng cách.


Trẻ tự kỷ có thể hòa nhập cộng đồng tốt nếu được can thiệp đúng cách và đúng thời điểm - Ảnh: N.C.T.
Trẻ tự kỷ có thể hòa nhập cộng đồng tốt nếu được can thiệp đúng cách và đúng thời điểm - Ảnh: N.C.T
Tuy nhiên, hiện ở VN vẫn chưa có các mô hình hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ ở tuổi trưởng thành.
Theo BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang - khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 TPHCM, đồng sáng lập viên Câu lạc bộ Phụ huynh sống cùng tự kỷ: rối loạn tự kỷ chưa có xét nghiệm để chẩn đoán xác định và hình thể bên ngoài không bị ảnh hưởng như hội chứng Down hay các hội chứng liên quan đến tổn thương nhiễm sắc thể, nên dễ bị chẩn đoán sót.
Có thể mất cơ hội 
hòa nhập
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc như không thể khởi xướng cuộc hội thoại, khó duy trì cuộc trò chuyện, không hiểu nghi thức xã hội, trả lời chủ yếu là lặp lại hơn là bày tỏ ý kiến kèm với cảm xúc bên cạnh hành vi rập khuôn càng làm trẻ khó chấp nhận sự thay đổi.
Tất cả các khó khăn này làm trẻ khó kết bạn, hạn chế cơ hội học hỏi ở bạn bè và người khác ngoài cha mẹ. Chưa kể nếu trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm còn có thể dẫn đến những chuyện đáng tiếc khác.
BS Quỳnh Trang chia sẻ câu chuyện về em T. 11 tuổi, nhà ở Bình Phước, bị nhà trường cảnh cáo vì bắt quả tang có hành vi sàm sỡ với bạn gái. Thật ra, T. chỉ bắt chước các bạn nam trong lớp và không hiểu hành vi đó không được chấp nhận.
Trong buổi khám tâm lý, trong khi cha mẹ của em rất căng thẳng, không hiểu tại sao con mình có hành vi trên thì T. không lo sợ hay bối rối gì vì T. kém tập trung và tương tác xã hội giới hạn. Gia đình theo đề nghị của nhà trường đưa em đi khám, kết quả em được chẩn đoán tự kỷ (khiếm khuyết về quan hệ tương tác xã hội và hành vi rập khuôn chưa hiểu nghi thức xã hội của T.). Chẩn đoán này giúp cha mẹ và thầy cô nhận ra các cách can thiệp cần có để T. có thể tiếp tục học trong môi trường được hiểu và chấp nhận sự khác biệt.
Theo BS Quỳnh Trang, trẻ tự kỷ có lời nói và chỉ số thông minh không quá chậm sẽ bị chẩn đoán sót và can thiệp trễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị bạn tẩy chay, thầy cô giáo khiển trách do không hiểu các hành vi kỳ lạ của trẻ và thậm chí trẻ phải nghỉ học từ quyết định của cha mẹ hay nhà trường.
Tất cả hậu quả này đều làm mất cơ hội cho trẻ hòa nhập và gây ra gánh nặng cho xã hội. Ngược lại, nếu được phát hiện sớm, can thiệp sớm và tiếp tục hỗ trợ can thiệp âm ngữ, hoạt động trị liệu kèm chương trình cá nhân, trẻ tự kỷ có lời nói và chỉ số thông minh không quá chậm có thể học hòa nhập, kết bạn và được trang bị nghề theo khả năng, nhất là những ngành không liên quan nhiều đến tương tác xã hội và giao tiếp.
Mong muốn trẻ được học nghề
BS Thành Ngọc Minh - trưởng khoa tâm bệnh BV Nhi T.Ư - cho biết hiện chưa có thống kê về số lượng các cơ sở y tế có đào tạo về điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em. Khoa tâm thần Bệnh viện Nhi T.Ư đã và đang đào tạo cho các bệnh viện nhi và sản - nhi các tỉnh về “phương pháp sử dụng tranh để hỗ trợ giao tiếp” (PECS).
Còn ở các thành phố lớn, theo ông Minh là có nhiều trung tâm giáo dục đặc biệt hoặc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật nói chung. Tuy nhiên, trẻ em ở các địa phương khác mắc chứng tự kỷ muốn điều trị và học kỹ năng để hòa nhập cộng đồng thì bắt buộc phải đến các thành phố lớn. Khi đó, cả gia đình phải đi theo trẻ, thay đổi công việc, nhà ở..., trong khi đây là hội chứng có thời gian điều trị dài và tốn kém.
Tại Hàn Quốc cứ 38 trẻ có một trẻ tự kỷ, ở Mỹ cứ 50 trẻ trong độ tuổi đi học có một trẻ có dấu hiệu tự kỷ. Tỉ lệ bình quân trên thế giới khoảng 1% trẻ em. VN chưa có thống kê, song qua số trẻ tự kỷ đến khám tại các bệnh viện cho thấy số trẻ có dấu hiệu tự kỷ đang tăng lên, nhưng chưa lý giải được lý do.
Trong năm 2015, riêng tại BV Nhi T.Ư số lượt trẻ đến khám về tự kỷ hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ lên tới gần 3.000 lượt, chiếm 20% tổng số lượt tại phòng khám ngoại trú của khoa tâm bệnh.
Tổng số trẻ tự kỷ can thiệp tại khoa là trên 750 trẻ. Có một vấn đề mới nổi khác là các gia đình có con chậm nói, hoặc có một hoặc vài yếu tố liên quan đến chứng tự kỷ thường tỏ ra quá lo lắng, cho con tới các trung tâm giáo dục đặc biệt vốn chi trả rất cao, có khi tới hàng chục triệu đồng/tháng với trẻ.
Điều các phụ huynh vẫn đau đáu là chuyện hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ. “Khi đi tìm hiểu mô hình ở Nhật Bản nhằm tìm cách giúp các con sau này, chúng tôi thấy có mô hình rất hay về dạy nghề cho trẻ. Người tự kỷ có thể làm việc, hòa nhập với cộng đồng, miễn là hỗ trợ đào tạo cho họ những kỹ năng nghề nghiệp đơn giản như gấp hộp giấy, đếm bánh và cho vào hộp... ” - chị Phương, một phụ huynh có con tự kỷ, cho hay.
Trong hội thảo mới tổ chức ở Hà Nội về chứng tự kỷ, các chuyên gia Mỹ cho biết tại Mỹ hầu hết người tự kỷ đều được học nghề và có việc làm phù hợp. Trong điều kiện của VN, chuyên gia Mỹ khuyến cáo nên có mô hình “nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhằm dạy nghề, dạy kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ, bên cạnh việc hướng dẫn trẻ ngay tại nhà những kỹ năng sống đơn giản.
“Cách đây 40 năm việc chăm sóc cho người tự kỷ ở Nhật Bản cũng giống VN hiện nay, nhưng giờ đây Nhật đã thành lập được các khu nhà ở xã hội ngay trong khu dân cư để người tự kỷ sống cùng những nhóm khuyết tật khác, họ hỗ trợ nhau và làm những công việc đơn giản. Ở VN, làm sao để trẻ tự kỷ có thể sống độc lập sau này, đó là điều đang rất thiếu” - một chuyên gia về hội chứng tự kỷ ở VN cho biết.
Ngoài ra, theo ông Trần Quý Tường - phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, VN rất thiếu bác sĩ chuyên sâu điều trị cho trẻ tự kỷ. “Bệnh viện mới có nhóm bác sĩ phục hồi chức năng hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần, còn bác sĩ hiểu biết sâu về chứng tự kỷ, có thể hướng dẫn cho người nhà trẻ để giúp trẻ hòa nhập được là rất hiếm hoi” - ông Tường chia sẻ.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Hai tuổi biết đọc, vẫn có thể tự kỷ

Để hòa nhập cộng đồng, trẻ tự kỷ cần được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, do đó cha mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng, đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu đáng nghi ngại nào.


Cánh cửa hòa nhập xã hội sẽ mở dễ dàng hơn nếu trẻ được can thiệp đúng cách - Ảnh: N.C.T.
Cánh cửa hòa nhập xã hội sẽ mở dễ dàng hơn nếu trẻ được can thiệp đúng cách - Ảnh: N.C.T
Những tấm hình của V., năm nay 13 tuổi, ở Tân Phú, TPHCM được gia đình trưng dưới tấm kính của chiếc bàn uống nước ở phòng khách. Chị Đ.T.M.L, 46 tuổi, mẹ của V. kể, hai tuổi con chị đã biết đọc dù không ai dạy.
 2 tuổi biết đọc
Chị L. vẫn nhớ buổi tối hôm đó, cả nhà đang xem chương trình thời sự trên ti vi, bỗng con trai chị, lúc đó 2 tuổi, đọc “phòng khám đa khoa” khi  trên ti vi vừa xuất hiện dòng chữ này. Hai vợ chồng chị rất ngạc nhiên quay sang hỏi con: “Ủa, con nói cái gì?” nhưng con trai chị chỉ yên lặng. Nhiều lần như thế đã diễn ra, vợ chồng chị nói với nhau: “Hình như con mình biết đọc”. Ba tuổi, V. học lớp mầm của một trường mầm non nhưng không chơi với bạn nào. Lớp học có các kệ đựng dép ghi tên từng bạn. V. lấy dép đã được ghi tên xếp đúng vào các vị trí trên kệ. 
Nhiều lần như vậy nên cô giáo của V. nói với cô hiệu trưởng về một học sinh lớp mầm đã biết đọc. Sau này, các cô đưa cho V. một tờ báo và V. đọc được hết. Cô giáo lấy làm lạ chia sẻ về khả năng “đặc biệt” của con trai chị nhưng thay vì mừng rỡ chị L. lại lo sợ. Chị L, biết rõ ngoài khả năng “đặc biệt” này con chị còn nhiều biểu hiện bất thường làm chị lo lắng như không nhìn vào mắt người khác, hay ngồi nói chuyện một mình, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, hay lặp lại từ, có lần chị L. nói “ V.  ăn cơm đi V.” thì con chị lại lặp đúng y từng từ.
Lo sợ con bị tự kỷ, chị đưa con đến kiểm tra tại một chuyên viên tư vấn. Hơn một giờ đồng hồ kiểm tra, chuyên viên tư vấn này khẳng định: “bé bình thường”. Khi con trai hơn 5 tuổi, chị lại đưa con đến kiểm tra tại một chuyên viên tâm lý khác và một lần nữa chị vẫn nhận được kết luận con chị không tự kỷ. Nhưng trong lòng chị vẫn canh cánh một nỗi lo.
Đến lúc  V . đến tuổi đi học lớp 1, chị cho V. học tại một trường quốc tế vì biết nơi đây ít học sinh, cô giáo  chăm sóc V. tốt hơn. Những năm học cấp 1, V. vẫn theo kịp các bạn, chỉ có môn văn kém hơn. Thấy ngôn ngữ của con kém, chị cố gắng nói chuyện nhiều với con, đọc sách báo cho con nghe…. nhưng  con cũng chỉ tiến bộ hơn chút xíu. Đến lớp 6, học phí của trường quốc tế tăng gấp đôi nên chị chuyển cho con sang học tại một trường tư. Lớp 6., V. vẫn là học sinh khá. Đến lớp 7,  V. chỉ đạt học sinh trung bình.
Vào năm con học lớp 8, một buổi chiều đầu năm học, thầy giáo chủ nhiệm lớp gọi điện cho chị nói rằng: "Chị nên cho con chuyển trường vì V. học không được, sợ ảnh hưởng đến lớp… Cả lớp đang học, còn V. thích thì viết bài, không thích thì thôi, có nhiều lúc nói chuyện thoải mái trong lớp khi cả lớp đang nghe thầy giảng". 
Thầy giáo tỏ ra rất khó chịu nên dù không muốn, chị L. đành chuyển trường cho con… V. học không tập trung và khó khăn học môn tiếng Việt và những môn học bài khác. Hiện V. nói được câu ngắn nhưng không thể tự khởi xướng hội thoại và bày tỏ cảm xúc, không biết trò chuyện để kết bạn và thường xuyên bị bắt nạt. 
Chỉ có mẹ hiểu V., dịch lại những ý nghĩ của V. cho người khác. Chị L. kể chị vẫn biết con chị vào học lớp nào thì thầy cô dạy lớp đó rất vất vả nên ngày nào con vừa đi học về, chị phải xem ngay vở báo bài xem con có lỗi gì trên lớp, trên trường không? Tâm trí của chị lúc nào cũng sợ con bị bắt nạt, lúc nào cũng căng thẳng.
Cha mẹ trẻ tự kỷ cũng cần được nâng đỡ tinh thần
BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang, khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 1 TPHCM, đồng sáng lập viên Câu lạc bộ Phụ huynh Sống Cùng Tự kỷ cho biết đến 13 tuổi, V. học lớp 8 mới được chẩn đoán tự kỷ sau rất nhiều lần cha mẹ cố gắng đưa con khám để có chẩn đoán và can thiệp phù hợp. Vì thế, chị L. mong mỏi ở Việt nam có trường học phù hợp cho những trẻ tự kỷ như con chị học chứ chị vẫn biết con chị học ở các trường bình thường thì “quá sức với con chị”, còn trường chuyên biệt  thì sợ sẽ kéo con chị xuống nữa.
Trẻ tự kỷ và gia đình hiện nay gặp rất nhiều khó khăn mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía giáo dục, y tế và nhất là gia đình. Vì nhận thức về phát triển trẻ em nói chung và tự kỷ nói riêng còn chưa cao nên ít gặp sự đồng thuận giữa cha – mẹ cũng như giữa ông bà và cha mẹ trong gia đình, chưa kể sự hợp tác giữa gia đình với nhà trường cũng chưa gắn bó một cách đồng bộ. Các mẹ phải đấu tranh với bản thân cũng như với gia đình để được đưa con đi khám tâm lý.
Sau khi có chẩn đoán xác định hay nghi ngờ trong nhóm nguy cơ, gia đình sẽ rất đau buồn, căng thẳng nên rất cần được nâng đỡ tinh thần. Có khi mất cả năm để vượt qua những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, chối bỏ, mặc cảm tội lỗi và tuyệt vọng không thể tránh khỏi. 
Từ đó, cha mẹ rất cần sự thấu hiểu, đồng hành và hỗ trợ từ thầy cô và nhân viên y tế để có quyết định can thiệp sớm cho con. Cho dù con chỉ thuộc nhóm nguy cơ, cha mẹ vẫn cần tiếp tục can thiệp và theo dõi sự tiến bộ của trẻ đến khi có chẩn đoán xác định là chậm nói đơn thuần hay chậm phát triển, vì các nghiên cứu cho thấy chậm nói là dấu hiệu dễ nhận biết của rối loạn tự kỷ.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

"Thời gian biểu" mọc răng của bé - những điều mẹ không thể không biết

Một thông tin khá bất ngờ và thú vị mà chẳng mấy bố mẹ nào biết về răng của bé. Đó là ngay từ trong bụng mẹ, các chồi răng nhỏ tí xíu đã được hình thành và phát triển dưới lợi của bé. Và đến thời điểm phù hợp, các chồi răng này sẽ tạo điều kiện cho răng nhú và mọc.
Để chăm sóc răng miệng cho bé tốt hơn, mẹ hãy chú ý đến những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển răng của bé nhé.
5 tháng tuổi (thông thường từ 4-7 tháng)
Răng bé bắt đầu mọc. Lợi bắt đầu đỏ và hơi sưng vì răng đang cố nhú lên. Thời điểm mọc chiếc răng đầu tiên bé sẽ hơi đau, hơi khó chịu và chảy nhiều dãi. Bé cũng hay ngậm tay hoặc đưa bất cứ đồ vật gì vào mồm để gặm cho đỡ ngứa. Mẹ có thể tham khảo mua loại gặm nướu chuyên dụng cho bé nhé. Chú ý ngay sau khi mọc chiếc răng đầu tiên, mẹ nên tập đánh răng cho bé ngay.
6 tháng (thông thường từ 5-7 tháng)
Tất tần tật về quá trình mọc răng của bé
Chiếc răng đầu tiên của bé đã nhú, thường sẽ là răng cửa hàm dưới và hai răng mọc liền nhau. Một điều thú vị nữa là chuyện mọc răng của bé tuân theo quy luật di truyền. Nghĩa là bố mẹ mọc răng sớm cũng sinh ra con mọc răng sớm.
7 tháng (thông thường từ 6-8 tháng)
Tất tần tật về quá trình mọc răng của bé
Hai răng cửa hàm trên bắt đầu mọc. Nếu bé quá đau nhức răng và bé đã được hơn 6 tháng, có thể cho bé uống nước ép táo hoặc sữa chua lạnh lấy từ trong tủ lạnh ra. Mẹo này giúp bé giảm cơn đau và dễ chịu hơn rất nhiều. Nhiều mẹ lầm tưởng uống đồ lạnh sẽ khiến bé bị ho, viêm họng nhưng thực sự không phải vậy.
9- 16 tháng (thông thường từ 9-12 tháng)
Tất tần tật về quá trình mọc răng của bé
Giai đoạn này hai răng hàm trên cạnh răng cửa sẽ nhú.Sau đó đến hai răng cạnh răng cửa hàm dưới.
14 tháng (thông thường từ 12-15 tháng)
Tất tần tật về quá trình mọc răng của bé
Chiếc răng hàm đầu tiên mọc ở hàm trên. Tiếp theo một chiếc răng hàm nữa mọc đối diện. Sau đó răng hàm mọc tiếp ở hàm dưới.Răng hàm là răng chính đảm nhiệm việc nhai, nghiền nhuyễn thức ăn. Răng hàm có màu trắng sáng hơn và nhỏ hơn răng hàm vĩnh viễn.
18 tháng (thông thường từ 16-22 tháng)
'Thời gian biểu' mọc răng của bé - những điều mẹ không thể không biết
Răng nanh mọc ở cả hàm dưới và hàm trên
26 tháng (thông thường từ 20-30 tháng)
Tất tần tật về quá trình mọc răng của bé
Răng hàm thứ hai mọc ở hàm dưới
26 tháng (thông thường từ 25-33 tháng)
Tất tần tật về quá trình mọc răng của bé
Răng hàm thứ hai mọc ở hàm trên
2-3 tuổi
Đến khi tròn 2-3 tuổi, trẻ sẽ có khoảng 20 cái răng. Những răng này là răng sữa, sẽ thay hết khi bé được khoảng 6 tuổi.
4 tuổi
Giai đoạn này cơ hàm và cơ mặt của bé phát triển nhanh mạnh, tạo khoảng trống giữa các răng sữa. Khoảng trống này là vị trí răng vĩnh viễn nhú và mọc. Răng sữa sẽ rụng khi bé 6-7 tuổi và dần dần được thay thế bởi các răng vĩnh viễn này.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

7 bệnh lúc nào cũng 'nhăm nhe' tấn công trẻ mùa lạnh

Theo các bác sĩ BV Nhi Đồng 1 (TPHCM), diễn biến bệnh từ những ngày giữa tháng 12 cho thấy lượng trẻ mắc bệnh đường hô hấp bắt đầu tăng dù trời chỉ mới bắt đầu chớm lạnh. Tình hình này còn rõ hơn trong thời tiết giá lạnh của miền Bắc.
7 bệnh thường gặp 

- Cúm và cảm mạo:
Dấu hiệu thường thấy là nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, sốt. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng khiến các bé mệt mỏi khóc quấy. Đây cũng là bệnh khiến lượng trẻ đến khám đông nhất tại các bệnh viện nhi trong những ngày cuối năm.
- Viêm mũi:
Nếu bạn thấy trẻ đỏ mũi, cho tay vào ngoáy mũi hoặc hắt hơi thường xuyênthì hãy nghĩ đến việc các bé có thể sẽ đối diện với căn bệnh thường thấy khi thay đổi thời tiết. Diễn tiến tiếp theo của bệnh này là sốt khoảng 39 độ C, lừ đừ ban ngày và khóc quấy vào ban đêm. Mũi chứa nhiều dịch đọng.
Mùa đông trẻ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp (Ảnh minh họa: Internet)- Viêm VA:
Ở bệnh này, các bé thường sốt cao, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy đặc. Một số bé bị nghẹt kín mũi dẫn đến không thở được, bứt rứt, khóc quấy và bỏ bú. Trước khi đến bác sĩ, phụ huynh cần giúp bé bằng cách làm sạch mũi thường xuyên.
- Viêm amidan:
Trẻ bị viêm amidan cấp sẽ sốt cao từ 39 – 40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amidan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.
- Viêm họng cấp:
Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Viêm tiểu phế quản:
Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi... Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi và ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi rất nguy hiểm.
- Bệnh suyễn:
Thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như: có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời.
Bố mẹ nên có các biện pháp phòng bệnh trước khi để trẻ mắc bệnh (Ảnh minh họa: Internet)
Phòng bệnh và chăm sóc
Để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần tránh để trẻ bị nhiễm lạnh bằng cách giữ ấm cho trẻ trong buổi sáng và chiều tối. Nên cho trẻ mặc ấm, giữ không cho bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa. Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.
Tăng cường sự dinh dưỡng, nhất là cho trẻ ăn các thức ăn nóng. Cần vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Hơn nữa, thói quen ngoáy mũi và bú tay của trẻ cần được khắc phục triệt để. Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra.
Tiêm ngừa cúm cho trẻ khi có điều kiện, đặc biệt là các cháu đang mắc bệnh suyễn. Đến bác sĩ khám ngay khi thấy bé sốt từ 2 ngày trở lên hoặc có biểu hiện nghi ngờ bệnh.
Trong lúc bệnh, nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, nhiều nước, dễ tiêu nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất như súp, cháo, sữa giàu năng lượng... đảm bảo đủ 4 nhóm bột đường, đạm, béo, rau và trái cây, chế biến hợp khẩu vị hàng ngày của trẻ. Tăng cường những thực phẩm giàu sinh tố A, C, giàu chất kẽm và chất sắt như thịt bò, gà, trứng, sữa, yaourt, nước ép trái cây, trái cây tươi, rau có màu xanh đậm, rau trái có màu cam, đỏ... giúp tăng cường sức đề kháng. Hạn chế những món ăn chiên xào quá nhiều dầu mỡ.
Trẻ bệnh không muốn ăn do đó nên chia nhỏ bữa ăn, cho ăn nhiều lần trong ngày, có thể 8-10 lần/ngày, mỗi lần ăn một ít, có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn 1 lần. Nên khuyến khích trẻ ăn, có thể cho ăn tất cả những gì trẻ thích.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Dấu hiệu sớm phình đại tràng bẩm sinh

Phình đại tràng bẩm sinh còn có các tên gọi khác như bệnh Hirschsprung, bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Ðây là một bệnh bẩm sinh gặp ở tỷ lệ khoảng từ 1/4.000 - 1/5.000 trẻ sơ sinh. Trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái, với tỷ lệ nam/nữ từ 4/1 - 9/1. Bệnh cần được phát hiện sớm để săn sóc, theo dõi và điều trị đúng lúc.
Khi bị phình đại tràng bẩm sinh, trẻ có thể bị thêm các dị tật phối hợp như hội chứng down, hội chứng tim mạch, dị tật thần kinh, dị tật đường tiêu hóa, hậu môn… 

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh có biểu hiện ở các lứa tuổi khác nhau. Tất cả những trường hợp trẻ được xác định mắc bệnh đều có chỉ định phẫu thuật. 

Những năm gần đây, nhờ chẩn đoán sớm được bệnh và theo dõi điều trị tốt bằng thụt tháo phân hằng ngày nên có thể mổ một lần để điều trị hiệu quả. 

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh cần phải mổ càng sớm càng tốt, nếu không sẽ gây nên các di chứng như trẻ chậm lớn, chậm phát triển tâm thần và cả những biến chứng nguy hiểm như viêm ruột nặng và tắc ruột. Sau khi phẫu thuật, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh phình đại tràng bẩm sinh và bệnh có tính chất di truyền.
Biểu hiện của bệnh rất dễ nhận biết: Trẻ mới sinh bụng trướng căng, không đi phân su sau hơn 24 giờ, hoặc chỉ đại tiện khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích. Khi được kích thích hậu môn, trẻ ra rất nhiều phân, dạng như tháo nút tắc ở cống nước và được gọi là dấu hiệu “tháo cống”. Ngoài ra, do bụng trướng căng nên trẻ nôn nhiều. 
Ở trẻ lớn, bệnh thường được biểu hiện bởi tình trạng táo bón kéo dài nhiều năm xen kẽ những đợt tiêu chảy với tính chất đặc trưng là phân rất thối và có màu đen (do phân ứ đọng lâu ngày) và bụng trướng. Kèm theo, trẻ luôn trong tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và tâm thần. 
Tuy nhiên, cần phải lưu ý, không phải bất cứ trẻ nào sau khi sinh 24 giờ không đại tiện được đều là bị phình đại tràng bẩm sinh, vì trẻ đó bị dị dạng hậu môn bẩm sinh cũng không đại tiện được. Nhưng dù là trường hợp nào thì trẻ đều cần phải được phẫu thuật và điều trị sớm.
Đây là một bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt. Điều đáng báo động là rất ít trẻ được phát hiện bệnh và điều trị sớm, bởi người lớn thường chỉ nghĩ tình trạng khó đại tiện và đại tiện bất thường ở trẻ là do táo bón, do chế độ ăn không khoa học… 
Hơn nữa, bệnh phình đại tràng bẩm sinh nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của trẻ, vì thế, khi thấy con mình có các dấu hiệu bất thường khi đại tiện, phụ huynh nên đưa con đi khám tiêu hóa càng sớm càng tốt.
Khi đi khám, nếu nghi ngờ trẻ bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm và chụp Xquang. 
Trong đó, việc chụp Xquang đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán. Tuy nhiên, do chụp đại tràng cản quang là một phương pháp chụp và đọc không dễ nên cần được thực hiện tại bệnh viện có đủ điều kiện trang thiết bị.
Khi đã xác định chính xác trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh, các bác sĩ sẽ phẫu thuật bệnh phình đại tràng bẩm sinh qua hậu môn. Điều trị bệnh bao gồm cắt bỏ đoạn ruột teo nhỏ rồi đưa đoạn ruột bình thường bên trên xuống thay thế. 
Hiện nay có nhiều cách mổ khác nhau, có thể mổ một lần hay nhiều lần, có thể phải mổ bụng nhưng trong phần lớn trường hợp, chỉ mổ từ dưới hậu môn lên mà không cần mổ bụng. 
Hiện nay, trong các bệnh viện lớn, phẫu thuật bệnh phình đại tràng bẩm sinh qua ngả hậu môn là an toàn. Trẻ sơ sinh có thể được cho bú trở lại sau mổ 1-2 ngày và ra viện sau khoảng 1 tuần.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ không liên quan đến vaccine

Gầy đây sự kiện trẻ em tử vong sau tiêm chủng vaccine đã gây ra sự lo lắng trong cộng đồng, đặc biệt với các loại vaccine tiêm chủng cho trẻ em ở những tháng tuổi đầu đời.

Câu hỏi thường xuyên được đặt ra sau mỗi sự kiện: Có thể phân biệt được nguyên nhân tử vong là do vaccine hay do thực hành tiêm chủng hoặc do trùng hợp ngẫu nhiên với các nguyên nhân gây tử vong khác? Nhằm có thêm thông tin góp phần lý giải về nguyên nhân tử vong của trẻ nhỏ dưới một tuổi, bài viết này nói về một hội chứng được ghi nhận phổ biến trong y văn có tên "Hội chứng đột tử trẻ nhỏ” (Sudden Infant Death Syndrome - SIDS).
Đột tử không rõ nguyên nhân tập trung bốn tháng đầu đời
Trước hết cần hiểu rằng một đứa trẻ đẻ sống tới khi được 12 tháng tuổi là cả một chặng đường “nguy nan” với nhiều nguy cơ tiểm ẩn mắc bệnh và tử vong. Số liệu của Hoa Kỳ, 1990-2006 cho thấy tỉ suất tử vong không mong đợi trên 100.000 trẻ đẻ sống có thể lên tới 160 (0,16/1000 trẻ). Có ít nhất ba nhóm nguyên nhân cho tử vong đột ngột của trẻ em, trong đó hội chứng đột tử trẻ nhỏ chiếm hàng đầu (Hình 1).
Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ không liên quan đến vaccine
SIDS: Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh, UNK: Chết không rõ hoặc không xác định được nguyên nhân, ASSB: Chết ngạt tình cờ trên giường.SUID: Tử vong ở trẻ em đột ngột không mong đợi.
Hình 1: Chiều hướng của SIDS và tử vong trẻ em do nguyên nhân khác ở Hoa Kỳ, 1990-2006.
Hội chứng đột tử trẻ nhỏ SIDS được định nghĩa là một trẻ dưới một tuổi tử vong không tìm ra nguyên nhân sau khi đã điều tra toàn diện các nguyên nhân bao gồm điều tra thực địa, điều tra tiền sử lâm sàng và khám nghiệm tử thi.
Nguy cơ cao của hội chứng này được cho là rơi vào các tháng đầu tiên sau sinh. Tại Hoa Kỳ tỉ lệ tử vong do SIDS trong vòng bốn tháng đầu đời chiếm tới 72% tổng số tử vong đột ngột ở trẻ đẻ sống dưới một tuổi (Hình 2). Đây cũng chính là lứa tuổi trẻ nhận được nhiều mũi tiêm dự phòng bắt buộc như bại liệt, viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do HiB, tiêu chảy do Rota vi rút…
Mặc dù không tìm được nguy nhân cụ thể, các nhà khoa học cho rằng hội chứng này được gây ra do đa yếu tố hay đa nguyên nhân, có tính chất tương tác phối hợp. Sau đây là một vài giả thuyết được biết đến; 
(1) Sự trì hoãn hoặc phát triển bất thường của các tế bào não có vai trò điều hòa hệ tim mạch và hô hấp. Người ta đã khám nghiệm bộ não của những trẻ tử vong và tìm thấy một số bất thường của tế bào não có chức năng điều hòa nhịp tim, nhịp thở, huyết áp. 
Giả thuyết này đã được nghiên cứu khá nhiều trong thập niên 90's của thế kỷ 20. Chính tiến triển âm thầm mang tính vi thể trong sự trưởng thành của các tế bào thần kinh có chức năng điều hòa hoạt động sống này đã dẫn đến việc tử vong không đoán trước được.
(2) Tư thế ngủ. Khi trẻ nằm ngủ, mặt có thể úp xuống và việc hạn chế đường thở là một nguyên nhân gây thiếu ôxy trong quá trình ngủ, thậm chí tắc đường thở trong lúc ngủ. Đặc biệt là tư thế nằm sấp và nằm nghiêng - sấp có nguy cơ cao. 
(3) Tăng thân nhiệt. Việc quấn quá nhiều áo cho bé có thể gây nên một hiện tượng tăng thân nhiệt nhanh gây nên tăng nhịp chuyển hóa và dẫn đến mất kiểm soát nhịp thở.
Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ không liên quan đến vaccine
Hình 2: Phân bố tỉ lệ SIDS theo tháng tuổi ở Hoa Kỳ, 2004-2006.
Tiêm vaccine viêm gan B liều sơ sinh đã từng bị nghi ngờ gây ra nhiều cái chết cho trẻ em ở Hoa Kỳ những năm 90 của thế kỷ trước. Cụ thể, từ tháng 1-1991 tới 10-1998 có 18 trẻ em tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa viêm gan B liều sơ sinh trong tổng số 1.771 ca phản ứng nghiêm trọng sau tiêm. Phân tích chi tiết nguyên nhân tử vong cho thấy có tới 12 (chiếm 67%) trường hợp chết do hội chứng SIDS, ba trường hợp do nhiễm trùng cấp tính, một trường hợp do xuất huyết não trong, một trường hợp ngạt thở, còn lại một trường hợp do tim bẩm sinh. Như vậy, hội chứng đột tử trẻ nhỏ rất có thể là "thủ phạm chính" gây tử vong chứ không phải là do tiêm vaccine viêm gan B ở Hoa Kỳ trong giai đoạn này.

Không có dấu hiệu cảnh báo trước
Từ phân tích các trường hợp hội chứng SIDS, một số đặc điểm đã được đưa ra: Hội chứng này không có dấu hiệu cảnh báo trước nên rất khó phán đoán và dự phòng; hội chứng không thuộc nguyên nhân nhiễm khuẩn và cũng không phải do di truyền. Dưới ngóc nhìn của dịch tễ học đây là một hội chứng có đa nguyên nhân, có tính đan xen phức tạp. Nhằm bóc tách các yếu tố nguy cơ, nhiều nghiên cứu dịch tễ đã đưa ra các yếu tố có thể can thiệp được nhằm giảm tỉ lệ tử vong do SIDS gây ra. Theo đó nguyên nhân gồm hai nhóm chính: (1) nhóm không thể hoặc rất khó can thiệp, gồm giới tính, chủng tộc, tập tục văn hóa chăm sóc trẻ. (2) nhóm có thể can thiệp, gồm tư thế nằm, khói thuốc, ngủ chung giường với trẻ, quấn tã, khăn quá chặt.

Từ các nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân của hội chứng này, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra các khuyến cáo nhằm làm giảm tỉ lệ tử vong. Tư thế ngủ được cho là có thể thay đổi tình hình. 
Mục tiêu là tăng tỉ lệ cho trẻ ngủ tư thế nằm ngửa, trên nền giường hoặc cũi cứng, phẳng thay vì cho trẻ năm sấp hoặc nằm nghiêng. Các nghiên cứu tâm lý cha mẹ cũng chỉ ra rằng quan niệm của cha mẹ cho rằng trẻ nằm sấp ngủ ngon hơn và ít thức giấc hơn. Rất tiếc, việc thức giấc của trẻ là một phản xạ có lợi đặc biệt trong những tháng đầu đời. 
Do đó, các chiến dịch y tế cộng đồng nhằm can thiệp vào yếu tố tư thế nằm ngủ của trẻ đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Kết quả là ở Mỹ từ năm 1992 đến 2001, tỉ lệ tử vong đột ngột giảm từ 120/100.000 xuống 56/100.000 trẻ đẻ sống. Rõ ràng, trong đa yếu tố nguyên nhân của hội chứng này thì tư thế nằm là một yếu tố độc lập góp phần gây ra tử vong ở trẻ. Tuy nhiên, tiếp tục theo dõi xu hướng giảm này trong giai đoạn 2001-2006, tỉ lệ tử vong không có xu hướng giảm nữa, những nguyên nhân khác đã được khảo sát và coi là nguyên nhân nổi trội hơn.
Một số lời khuyên mà Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ - AAP đưa ra năm 2013 và được phê chuẩn bởi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ như sau: Những ngày đầu sau sinh nên cho trẻ nằm ngửa. Khi trẻ đã biết lật từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại thì có thể để cho trẻ tự chọn tư thế yêu thích; nằm trên nền giường hoặc cũi cứng, phẳng, không có phần cứng lồi lõm; ga trải giường mỏng mềm và gọn gàng (không quá rộng so với cũi và giường); không dùng chăn mềm dày và gối mềm để lót cho trẻ; tránh phủ chăn, quấn tã quá nhiều; lúc trẻ ngủ nên cho ngậm núm vú giả; nhớ nguyên tắc: ngủ chung phòng chứ không ngủ chung giường với trẻ (mẹ có thể nằm ở một giường khác tách khỏi giường/cũi của con nhưng ở gần và có thể sờ hoặc với tới con lúc cần); nuôi con bằng sữa mẹ; tiêm vaccine được chứng minh là một yếu tố bảo vệ đối với hội chứng đột tử trẻ em. Một nghiên cứu của Vennemann và cộng sự đã chỉ ra rằng tiêm vaccine cho trẻ những tháng đầu đời sẽ giảm tỉ lệ tử vong xuống 50%.
Ở Việt Nam do thực trạng đời sống kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, nhiều phong tục tập quán nuôi dưỡng trẻ nhỏ rất lạc hậu nên tình trạng tử vong đột ngột, không giải thích nổi ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh còn khá phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y tế hằng năm nước ta có khoảng 27.000 trẻ nhỏ tử vong tự nhiên (tỉ lệ tử vong khoảng 18/1.000 trẻ đẻ sống). Như vậy mỗi ngày có khoảng 75 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tử vong đột ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau, tập trung chủ yếu ở những tháng đầu đời. Y văn trên thế giới đã ghi nhận các ca trẻ chết mà không tìm được nguyên nhân rõ ràng.
Trong bối cảnh có một số ca tử vong ở trẻ em sau tiêm vaccine ở nước ta thì việc tìm hiểu về các nguyên nhân gây tử vong mà không liên quan tới tiêm chủng là điều cần thiết để nhân viên y tế, các bậc cha mẹ và những người quan tâm có cái nhìn khoa học và bình tĩnh hơn. Không thể vì thiếu hiểu biết mà mất lòng tin, ảnh hưởng tới hoạt động tiêm chủng dự phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con em mình.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons