Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Tại sao cần phải được kiểm tra tâm soát thính giác cho bé?

Trẻ em bắt đầu học nói ngay từ khi mới sinh. Các bé nào nghe tốt sẽ học được rất nhiều về thế giới thông qua âm thanh. Nếu con của bạn không thể nghe tốt, con bạn có thể gặp trở ngại về phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và học nói.
Mỗi năm, khoảng 100 em bé (1 em trong số 400 trẻ được sinh ra) sinh tại British Colombia (B.C) bị mất thính giác vĩnh viễn. Với những em bé cần chăm sóc đặc biệt khi mới sinh, có khoảng 1 trong số 50 trẻ sinh ra bị mất thính giác vĩnh viễn.
Hầu hết các em bé bị mất thính giác, không có dấu hiệu rõ ràng để cho chúng ta biết. Không thể nào biết được con của bạn nghe tốt như thế nào chỉ bằng cách quan sát phản ứng của bé với âm thanh hàng ngày. Đó là lý do quan trọng tại sao mỗi em bé sơ sinh phải được kiểm tra tầm soát thính giác.
Con tôi sẽ được kiểm tra tầm soát thường quy gì ?
Các test thính học quan trọng đối với trẻ sơ sinh và gia đình vì rất nhiều việc có thể được thực hiện nếu mất thính giác được sớm phát hiện trong cuộc đời.
Tại B.C, tất cả em bé có thể được kiểm tra tầm soát thính giác. Hầu hết các em bé sinh tại bệnh viện được kiểm tra tầm soát thính giác trước khi rời bệnh viện. Nếu con của bạn chưa được kiểm tra tầm soát thính giác, hãy liên lạc với đơn vị y tế tại địa phương của bạn .
Kiểm tra tầm soát khiếm thính rất an toàn và không làm đau em bé của bạn. Các âm thanh nhỏ được đưa vào tai của con bạn, trong khi đó máy vi tính đo các đáp ứng. Việc kiểm tra tầm soát được thực hiện tốt nhất, ít nhất 12 tiếng sau khi sinh và trong lúc con quý vị nằm yên hoặc đang ngủ.


Trẻ tiêu chảy cấp - Nên ăn gì, kiêng gì?

Gọi là tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần trong ngày. Bệnh tiêu chảy cấpthường diễn ra vài ngày hoặc cả tuần, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.Nguyên nhân chính là do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, bàn tay bẩn không rửa sạch trước khi cầm thức ăn. Vi khuẩn, virut sẽ theo đó tới ruột và ở đây, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và bài tiết ra các độc chất. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại ngay bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các virut, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra, đồng thời ruột co bóp mạnh để thải nước đó mang theo virut, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, dẫn đến tiêu chảy.
Không thể chủ quan
Tiêu chảy nếu không được điều trị và chăm sóc đúng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc suy dinh dưỡng.
Nguy cơ tử vong: Nếu không được bù nước và điện giải, cơ thể sẽ lâm vào tình trạng mất nước và điện giải. Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi...
Trẻ tiêu chảy cấp - Nên ăn gì, kiêng gì?
Hồng xiêm chín là loại quả nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy cấp.
Nguy cơ suy dinh dưỡng: Vì trong khi tiêu chảy, các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ do trẻ chán ăn, hơn nữa, do gia đình thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy. Hậu quả khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy thì lại bị suy dinh dưỡng.
Những việc cần làm
Cho uống oresol (pha theo chỉ dẫn) và các loại nước khác (nước cháo muối, nước gạo rang). Ngay từ ngày đầu tiêu chảy, cứ sau mỗi lần đi tiêu cho trẻ uống từ 50 - 100ml đối với trẻ dưới 2 tuổi và từ 100 - 200ml đối với trẻ trên 2 tuổi.
Nước cháo muối: 1 nắm gạo (50g) + 1 nhúm muối (3,5g) + 6 bát ăn cơm nước, đun nhừ lọc lấy nước đủ 1 lít.
Nước gạo rang: 50g gạo rang vàng và nấu như nước cháo muối.
Chế độ ăn
Trẻ bú mẹ vẫn cho bú bình thường và tăng thêm số lần bú.
Trẻ không bú mẹ: pha loãng sữa bò với nước cháo hoặc nước cà rốt (pha loãng bằng 1/2 so với bình thường), cho ăn nhiều bữa trong ngày.
Đối với trẻ đã ăn bổ sung: ngoài sữa mẹ cho ăn bột, cháo, súp nấu với thịt lợn nạc, thịt gà, cà rốt, nấu nhừ loãng hơn bình thường và cho thêm dầu thực vật. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa/ngày).
Khi trẻ đỡ tiêu chảy thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường.
Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy cấp:
Gạo (bột gạo), khoai tây, cà rốt.
Thịt gà, thịt lợn nạc.
Sữa đậu nành, sữa bò ít lactose hoặc không có lactose.
Chuối, hồng xiêm.
Dầu thực vật
Thực phẩm cần tránh:
Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường;
Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ;
Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo...

Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê..


Giải pháp toàn diện cho trẻ biếng ăn khó ngủ

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, khoa dinh dưỡng bệnh viện nhi TƯ, trên 50% bé từ một tuổi đến 6 tuổi trên thế giới mắc chứng biếng ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng 20-40%. Trong tổng số bé được đưa đến khám và tư vấn dinh dưỡng ở Viện nhi TƯ, đến 60% bé khám do biếng ăn. Đặc biệt, ở độ một tuổi đến 2 tuổi, cứ hai bé thì có một ở tình trạng này.
Nguyên nhân & hậu quả tình trạng bé biếng ăn
Những nguyên nhân chủ yếu ở đây là: Chế độ ăn không hợp lý, thức ăn không được tiêu hóa hết, yếu tố tâm lý như sợ ăn, sợ đi học…, một số nguyên nhân bệnh lý như nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,…sức đề kháng kém hay ngủ không đủ giấc cũng dẫn đến làm cho bé hay ốm vặt cũng là những nguyên nhân làm cho bé lười ăn…
Và như một quy luật tất yếu đó những hậu quả mà chứng biếng ăn mang đến đó là: Bé sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, chậm tăng cân chậm phát triển chiều cao, gây còi xương, suy dinh dưỡng. Bé sẽ giảm sức đề kháng gây tình trạng ốm vặt đặc biệt là viêm đường hô hấp, tiêu chảy...Ngoài ra Bé dễ bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập trước mắt và có thể kéo dài đến nhiều năm sau….Không những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ chứng biếng ăn còn gây nhiều phiền toái cho cha mẹ và những người trực tiếp chăm sóc bé hàng ngày.
Giải pháp toàn diện cho trẻ biếng ăn khó ngủ

7 tuyệt chiêu giúp trẻ ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe

Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ em là rất khó. Nhưng bằng vài cách "lén lút", bạn vẫn có thể dễ dàng khiến con bạn ăn các món ăn tốt cho sức khỏe mà chúng không phát hiện ra.
Là cha mẹ, bạn cần khuyến khích con mình ăn thực phẩm lành mạnh để chúng lớn lên khỏe mạnh và có thái độ đúng đắn với cách nhìn nhận cũng như thói quen dùng các loại thực phẩm này cho thế hệ tiếp theo.
Dưới đây là danh sách 7 cách giúp con bạn ăn các món ăn tốt cho sức khỏe.
1. Đừng thuyết giảng
Sẽ phản tác dụng khi bạn ra sức thuyết giảng về những đứa trẻ chết đói trên thế giới và tác hại khủng khiếp đến thế nào của snack và khoai tây chiên. Điều quan trọng là tìm được cách giải thích cho con bạn một cách đơn giản nhất rằng ăn thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói là không lành mạnh. Nó hoàn toàn vô ích và bạn chỉ làm tăng sự căng thẳng với bữa ăn của trẻ.
7 tuyệt chiêu giúp trẻ ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe
2. Là một tấm gương tốt
Một trong những cách quan trọng nhất giúp trẻ có thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe đó là chính bạn phải đi tiên phong với những thói quen lành mạnh đó. Ăn cùng với trẻ và cho chúng thấy bạn thích ăn các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp khuyến khích trẻ ăn theo.
Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa sáng, không có gì lạ nếu con bạn không muốn ăn vào buổi sáng. Hoặc, nếu bạn tiêu thụ thực phẩm đóng gói như khoai tây chiên, kẹo hoặc bánh quy, con bạn sẽ nghĩ ngay rằng chúng có thể ăn những thứ đó vì người lớn cũng ăn.
3. Cho trẻ nấu ăn cùng
7 tuyệt chiêu giúp trẻ ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe
Cho trẻ giúp bạn chuẩn bị thức ăn cho chúng và chỉ cho con bạn làm thế nào để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Đây là một cách hoàn hảo giúp chúng quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh.
Hãy hỏi những đầu bếp nhỏ bé của bạn cách để sắp xếp các món trên bàn ăn, số lượng mỗi loại thực phẩm hoặc khuấy động một cái gì đó tỉ như yêu cầu chúng thêm các loại rau ưa thích cho các món salad rau hay thêm hoa quả vào món salad trái cây. Đảm bảo rằng con bạn sẽ thích ăn những món ăn đó!
4. Giới thiệu các loại thực phẩm mới khi con bạn đang đói
Giới thiệu món ăn mới cho trẻ ở lần đầu tiên rất khó khăn. Bọn trẻ sẽ quay mũi và tỏ ra ghê tởm với món salad cải bó xôi trộn dưa leo và cà rốt vì chúng ghét rau. Nhưng nếu bạn có sẵn và đáp ứng cơn đói của chúng thì hiệu quả sẽ khác.
Hãy cho trẻ nấu ăn cùng và nếm thử các loại rau và trái cây khác nhau. Nếu bạn muốn giới thiệu món ăn mới cho con, hãy cố gắng làm điều đó vào đầu bữa ăn. Nếu chúng không thích những thức ăn mới, hãy kiên trì dụ dỗ vào ngày hôm sau hoặc trộn các loại rau đó với số lượng ít vào món ăn yêu thích của con bạn và khuyến khích chúng thưởng thức.
7 tuyệt chiêu giúp trẻ ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe
5. Chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh
Có rất nhiều món ăn nhẹ có sẵn có chứa đường và muối cho trẻ em và có vẻ như không thể ngăn các con bạn ăn chúng. Tuy nhiên, khi bạn tích trữ một vài món ăn nhẹ lành mạnh, chẳng hạn như gậy rau tươi, phô mai lát, và một số trái cây bổ dưỡng thay vì những món ăn thiếu lành mạnh kia, con bạn sẽ dần thay đổi để được ăn phụ.
6. Cắt giảm lượng đường
Trẻ em thích đường, nhưng ăn quá nhiều loại thực phẩm và đồ uống uống có đường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như béo phì và sâu răng. Hãy cố đem cho trẻ bằng chứng về sự nguy hiểm của sâu răng và béo phì nếu ăn quá nhiều đường và cung cấp cho chúng các đồ uống không đường.
7 tuyệt chiêu giúp trẻ ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe
7. Tạo thói quen tập thể dục

Nếu bạn đang cố gắng khuyến khích trẻ xây dựng một lối sống lành mạnh, hãy là tấm gương về ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên với con. Ngày nay trẻ em đang dẫn đầu lối sống ít vận động do truyền hình và trò chơi máy tính. Khuyến khích các trò chơi ngoài trời và vận động bất cứ nơi nào có thể để giúp con bạn tận hưởng một lối sống năng động hàng ngày.


Lý giải tiếng cười khanh khách của trẻ sơ sinh

Nhà khoa học Addyman thuộc Đại học London, Anh đã tiến hành hỏi hơn 1000 cha mẹ trên thế giới về việc khi nào, ở đâu và vì sao những đứa con sơ sinh của họ cười.
Kết quả thông thường là, cái mỉm cười đầu tiên là khi trẻ được 6 tuần, trẻ cười ra tiếng lần đầu tiên là khoảng 3,5 tháng. Trò chơi ú òa là trò ưa thích khiến nhiều trẻ cười nhưng cù laijlaf nguyên nhân làm trẻ cười nhiều nhất.
Mặc dù các cha mẹ nói rằng bé trai cười nhiều hơn bé em gái một chút, nhưng cả bé trai lẫn bé gái đều thấy bố và mẹ chúng khôi hài như nhau. Ngoài ra, trẻ sơ sinh không cười khi thấy ai đó ngã. Chúng thường dễ cười hơn khi chính bản thân chúng ngã, hoặc khi thấy những người khác sung sướng.
Nhà khoa học Addyman đang tiếp tục thu thập số liệu và ông hy vọng rằng khi mà các kết quả rõ nét hơn thì ông có thể phân tích để chứng minh tiếng cười tìm ra bằng chứng về sự phát triển của trẻ sơ sinh hiểu biết thế giới như thế nào, sự ngạc nhiên của trẻ sẽ nhường chỗ cho sự tiên đoán như thế nào, thí dụ như khả năng nhớ vật thể bắt đầu hoạt động như thế nào.
Một phần lý do là làm cho trẻ sơ sinh chắc chắn cười trong phòng thí nghiệm là việc khó, tuy nhiên nhà khoa học Addyman có kế hoạch để giải quyết việc này trong giai đoạn tới của dự án.
Tuy nhiên, việc đi tìm nguyên do tạo nên tiếng cười khanh khách của trẻ thơ hiện chưa được nhìn nhận như một chủ đề để khoa học “đích thực” để nghiên cứu. Đây là một định kiến mà nhà khoa học Addyman hy vọng sẽ phải thay đổi, đối với ông thì nghiên cứu tiếng cười chắc chắn không phải trò đùa.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons